Trường hợp nào người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế? Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì?
Trường hợp nào người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm soát, giám sát trọng điểm đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp giám sát trọng điểm về thuế là người nộp thuế có một trong các dấu hiệu sau:
a) Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
b) Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
c) Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
d) Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại Điều 10, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
2. Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm theo dõi, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp với từng trường hợp tại khoản 1 Điều này.
3. Tổng cục Thuế quy định cụ thể việc thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát, biện pháp giám sát phù hợp với quy định của pháp luật trong từng thời kỳ.
Như vậy theo quy định trên người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế trong trường hợp sau:
- Người nộp thuế thực hiện các giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền có liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế.
- Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế bị khởi tố về các hành vi vi phạm về thuế, hóa đơn, chứng từ.
- Người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế thuộc chuyên đề trọng điểm hoặc qua thu thập thông tin từ công tác quản lý của cơ quan thuế cần giám sát quản lý thuế.
- Người nộp thuế được lựa chọn từ danh sách người nộp thuế thuộc mức không tuân thủ pháp luật thuế quy định tại Điều 10, danh sách người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC và người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin hoặc có giải trình, bổ sung thông tin nhưng không đầy đủ theo yêu cầu và thời hạn tại thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế.
Trường hợp nào người nộp thuế bị giám sát trọng điểm về thuế? Biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bằng biện pháp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung sau:
a) Chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro;
d) Đánh giá hiệu quả của các tiêu chí, chỉ số đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế.
2. Biện pháp kiểm tra, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên; Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh cụ thể.
Như vậy theo quy định trên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế bằng biện pháp sau:
- Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro.
- Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả áp dụng quản lý rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế.
- Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro tại cơ quan thuế các cấp.
Những nội dung nào trong kế hoạch nâng cao tuân thủ cần thực hiện giám sát, đánh giá?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định như sau:
Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ
1. Thực hiện giám sát, đánh giá các nội dung sau:
a) Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Kết quả và hiệu quả thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ. Cụ thể:
b.1) Hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý mà cơ quan thuế các cấp triển khai trên cơ sở phân tích, xác định rủi ro theo từng phân đoạn người nộp thuế;
b.2) Kết quả thực tế và kết quả mong đợi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đo lường tuân thủ.
c) Việc áp dụng quy trình minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
d) Việc cải thiện mức độ tuân thủ tổng thể của các nhóm người nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau;
đ) Về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra.
2. Biện pháp giám sát, đánh giá
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của cơ quan thuế các cấp, các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả thực hiện;
c) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra tại cơ quan thuế các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên, báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm) và theo yêu cầu về tiến độ triển khai kế hoạch nâng cao tuân thủ.
Như vậy theo quy định trên những nội dung trong kế hoạch nâng cao tuân thủ cần thực hiện giám sát, đánh giá bao gồm:
- Việc tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ.
- Kết quả và hiệu quả thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ. Cụ thể:
+ Hiệu lực, hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý mà cơ quan thuế các cấp triển khai trên cơ sở phân tích, xác định rủi ro theo từng phân đoạn người nộp thuế.
+ Kết quả thực tế và kết quả mong đợi việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thông qua việc đo lường tuân thủ.
- Việc áp dụng quy trình minh bạch trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao tuân thủ.
- Việc cải thiện mức độ tuân thủ tổng thể của các nhóm người nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác nhau.
- Về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực của cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu lực, hiệu quả theo các mục tiêu đề ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?