Trường hợp đột xuất, bất thường nào người phát ngôn của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí?
- Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
- Những trường hợp đột xuất, bất thường nào người phát ngôn của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí?
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Quốc phòng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Bộ Quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 183/2017/TT-BQP quy định như sau:
Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
1. Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, gồm:
a) Quan điểm, lập trường, chính sách quốc phòng của Việt Nam;
b) Tình hình và kết quả hoạt động quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng;
c) Thông tin về vụ việc cụ thể liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng hoặc của cơ quan, đơn vị.
2. Việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí phải đúng quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy theo quy định trên nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong Bộ Quốc phòng gồm có:
- Quan điểm, lập trường, chính sách quốc phòng của Việt Nam.
- Tình hình và kết quả hoạt động quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng.
- Thông tin về vụ việc cụ thể liên quan đến quân sự, quốc phòng thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền cung cấp thông tin của Bộ Quốc phòng hoặc của cơ quan, đơn vị.
Trường hợp đột xuất, bất thường nào người phát ngôn của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí? (Hình từ Internet)
Những trường hợp đột xuất, bất thường nào người phát ngôn của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 183/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
1. Trường hợp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến Quân đội được Chính phủ giao, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố theo quy định của pháp luật.
2. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để kịp thời định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có thông tin ban đầu của Bộ Quốc phòng thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động, lựa chọn thời điểm phù hợp để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí;
b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, đơn vị, lĩnh vực liên quan đến Quân đội đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a Khoản này;
c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do các cơ quan, đơn vị Quân đội quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:
- Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để kịp thời định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc cần có thông tin ban đầu của Bộ Quốc phòng thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động, lựa chọn thời điểm phù hợp để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
- Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, đơn vị, lĩnh vực liên quan đến Quân đội đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 183/2017/TT-BQP.
- Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do các cơ quan, đơn vị Quân đội quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.
Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Quốc phòng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 183/2017/TT-BQP quy định người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của Bộ Quốc phòng có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan, đơn vị phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan, đơn vị mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí, trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
- Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016.
- Trong trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung đã phát ngôn hoặc thông tin đã cung cấp, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi, đề nghị đính chính bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?