Trường hợp có 2 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhưng một nhà đầu tư không tham gia đấu thầu và chỉ còn lại một nhà đầu tư thì triển khai đấu thầu tiếp như thế nào?
- Chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư như thế nào?
- Lựa chọn nhà đầu tư như thế nào?
- Có hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhưng sau đó một nhà đầu tư có văn bản đề nghị không tham gia đấu thầu thực hiện dự án và chỉ còn lại một nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thì triển khai tiếp như thế nào?
Chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 25/2020/NĐ-CP bị sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP và Công văn 2541/CV-TCT ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ quy định việc chuẩn bị, nộp và đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư như sau:
“Điều 13. Chuẩn bị, nộp và đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia căn cứ nội dung thông tin được công bố theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Nghị định này. Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án của nhà đầu tư bao gồm: Văn bản đăng ký thực hiện dự án; hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư; các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Hết thời hạn đăng ký thực hiện dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) tổ chức đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư đã nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
3. Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) quyết định việc tổ chức thực hiện theo một trong các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
4. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 10 Nghị định này và giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện là bên mời thầu.
b) Trưởng Ban quản lý khu kinh tế ra quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 10 Nghị định này và giao đơn vị trực thuộc Ban quản lý khu kinh tế là bên mời thầu đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế.
5. Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đã đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc có nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư."
6. Căn cứ quyết định, chấp thuận của cấp có thẩm quyền quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu kinh tế (đối với dự án thực hiện tại khu kinh tế) đăng tải danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc thông báo kết thúc thủ tục công bố Danh mục dự án trong trường hợp không có nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.”
Từ quy định trên việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án nhằm xác định số lượng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm làm căn cứ áp dụng thủ tục chấp thuận nhà đầu tư hay tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư.
Triển khai đấu thầu tiếp như thế nào khi chỉ còn một nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm
Lựa chọn nhà đầu tư như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 25/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 7 Điều 108 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa như sau:
"Điều 16. Lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa
1. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định này thực hiện như sau:
a) Danh mục dự án (bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm) phải được phê duyệt và được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
b) Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, việc tổ chức đấu thầu áp dụng quy trình đấu thầu rộng rãi, bao gồm:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; thẩm định, phê duyệt danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
- Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại;
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
c) Trường hợp có một nhà đầu tư đã đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm hoặc nhiều nhà đầu tư đăng ký nhưng chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
d) Trường hợp không có nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, thực hiện kết thúc thủ tục công bố danh mục dự án."
Có hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm nhưng sau đó một nhà đầu tư có văn bản đề nghị không tham gia đấu thầu thực hiện dự án và chỉ còn lại một nhà đầu tư đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm thì triển khai tiếp như thế nào?
Theo nội dung Công văn 2541/CV-TCT ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đã trả lời vấn đề trên như sau:
- Việc chuẩn bị, nộp và đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư được quy định tại Điều 13 và Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP. Theo quy định này, việc đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án nhằm xác định số lượng nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm làm căn cứ áp dụng thủ tục chấp thuận nhà đầu tư hay tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư.
- Trường hợp có từ 02 (hai) nhà đầu tư quan tâm trở lên đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì dự án sẽ phải tổ chức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án mà không phụ thuộc vào việc một nhà đầu tư sau khi được đánh giá đáp ứng sơ bộ năng lực, kinh nghiệm có văn bản đề nghị không tham gia đấu thầu thực hiện dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?