Trường hợp bị cáo là người câm thì mẹ bị cáo có được làm người phiên dịch tại phiên tòa hay không?
Người câm được quy định như thế nào?
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010.
Có các dạng khuyết tật được liệt kê tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010, như sau:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
Và các dạng khuyết tật khác.
Trong đó, khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói (khoản 2 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP). Trường hợp người mất chức năng nói còn gọi là người câm.
Trường hợp bị cáo là người câm thì mẹ bị cáo có được làm người phiên dịch tại phiên tòa hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Mẹ của bị cáo là người câm có được làm người phiên dịch tại phiên tòa hay không?
Tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về người phiên dịch, dịch thuật như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.
Theo quy định này, thì người phiên dịch hay người biết được cử chỉ hành vi của bị cáo là người câm không đồng thời là người thân thích của bị cáo.
Do đó, mẹ của bị cáo là người câm không thể làm người phiên dịch cho bị cáo tại phiên tòa dù chỉ mình mẹ bị cáo biết được cử chỉ, hành vi của bị cáo.
Nếu tại phiên tòa không có người phiên dịch cho bị cáo thì thủ tục tiến hành phiên tòa như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
...
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù.
Theo đó, đối với người câm thì cũng sẽ áp dụng quy định về người phiên dịch tương tư như trường hợp đối với người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu người biết được được, hiểu được và phiên dịch được các hành động, cử chỉ của người cấm để phục vụ quá trình giải quyết vụ án.
Và Điều 295 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa
Theo đó, phiên tòa xét xử bị cáo là người câm sẽ bị hoãn cho đến khi có được người phiên dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?