Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đào tạo những ngành nào năm 2024? Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Luật TPHCM ra sao?
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo những ngành học nào?
Năm 2024, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo trình độ Đại học những ngành sau:
- Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh pháp lý);
- Quản trị kinh doanh;
- Quản trị - Luật;
- Luật thương mại quốc tế;
- Luật.
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đào tạo những ngành nào năm 2024? Phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh Đại học Luật TPHCM ra sao? (Hình từ Internet)
Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh năm 2024 thế nào?
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh thông báo 2 phương thức tuyển sinh trình độ đại học hình thức chính quy năm 2024 như sau:
(1) Phương thức 1 (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo Đề án tuyển sinh của Trường): 45%/ tổng chỉ tiêu, cho 3 đối tượng:
- Đối tượng 1 (tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển):
+ Thí sinh thuộc diện “được tuyển thẳng” theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường, đăng ký học ngành đào tạo phù hợp với môn đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Bộ) tổ chức hoặc cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm theo quy định của Bộ; và đã tốt nghiệp THPT trong năm 2024. Cụ thể như sau:
++ Môn Văn, Toán và tiếng Anh: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật, ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh;
++ Môn tiếng Nhật và tiếng Pháp: đối với ngành Luật;
++ Môn Lý: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật và ngành Luật thương mại quốc tế;
++ Môn Hóa: đối với ngành Quản trị - Luật, ngành Quản trị kinh doanh, ngành Luật;
++ Môn Sử: đối với ngành Luật và ngành Ngôn ngữ Anh;
++ Môn Địa: đối với ngành Luật.
+ Thí sinh thuộc diện “được xét tuyển thẳng” theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường;
+ Thí sinh thuộc diện “được ưu tiên xét tuyển” theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Trường.
- Đối tượng 2 (xét tuyển sớm):
+ Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/ hoặc tiếng Pháp/ hoặc tiếng Nhật. Những chứng chỉ này nếu có quy định về thời hạn thì phải còn giá trị đến ngày 30/6/2024.
++ Điều kiện:
+++ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
+++ Thứ hai, có trình độ ngoại ngữ quốc tế đạt tối thiểu như sau:
Ngôn ngữ | Trình độ ngoại ngữ quốc tế đạt tối thiểu |
Tiếng Anh | IELTS đạt điểm từ 5,5 trở lên (do British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP) cấp); hoặc TOEFL iBT đạt điểm từ 65 trở lên (do Educational Testing Service (ETS) cấp); |
Tiếng Pháp (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật) | Chứng chỉ DELF đạt từ trình độ B1 trở lên hoặc chứng chỉ TCF đạt điểm từ 300 trở lên/ kỹ năng trở lên. Hai loại chứng chỉ này phải do Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP) cấp; |
Tiếng Nhật (chỉ xét tuyển đối với ngành Luật) | Chứng chỉ JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên (do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF) cấp, trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật). |
+++ Thứ ba, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc Tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
++ Nguyên tắc xét trúng tuyển: khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện theo quy định nêu trên nhiều hơn so với tổng chỉ tiêu của Phương thức 1, Trường sẽ xét trúng tuyển theo theo thứ tự ưu tiên:
+++ Điểm của Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;
+++ Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
+++ Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển; riêng Tổ hợp D00 thì môn chính là Ngữ văn.
- Đối tượng 3 (xét tuyển sớm):
+ Thí sinh học tại các trường THPT chuyên, năng khiếu và các trường THPT có điểm trung bình trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT cao nhất theo Danh sách “Các trường THPT thuộc diện được ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”;
+ Điều kiện:
++ Thứ nhất, đã tốt nghiệp THPT;
++ Thứ hai, phải học đủ 3 năm tại các trường có tên trong “Danh sách các trường THPT thuộc diện ưu tiên xét tuyển sớm năm 2024 của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”;
++ Thứ ba, có kết quả học tập của từng năm Lớp 10, Lớp 11 và Lớp 12 được xếp loại giỏi; và có tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
++ Thứ tư, có điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT (gồm năm Lớp 10, Lớp 11 và học kỳ 1 năm Lớp 12) của 03 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển đạt tổng điểm từ 24,5 trở lên (điểm trung bình này được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân).
+ Nguyên tắc xét trúng tuyển: khi có thí sinh đạt đủ các điều kiện theo quy định nêu trên nhiều hơn so với tổng chỉ tiêu của Phương thức 1, Trường sẽ xét trúng tuyển theo theo thứ tự ưu tiên:
++ Tổng điểm trung bình năm học của 3 năm THPT Lớp 10, Lớp 11 và Lớp 12 (được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
++ Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của 03 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (được làm tròn đến 01 (một) chữ số thập phân);
++ Điểm trung bình cộng của 5 học kỳ THPT của môn chính thuộc tổ hợp xét tuyển; riêng Tổ hợp D00 thì môn chính là Ngữ văn.
- Nguyên tắc đăng ký xét tuyển, số lượng nguyện vọng đăng ký; và nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT)
+ Nguyên tắc đăng ký xét tuyển và số lượng nguyện vọng đăng ký:
++ Thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức “tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển” (tức đã đăng ký theo đối tượng 1) thì không được đăng ký theo phương thức “xét tuyển sớm” (tức không được đăng ký đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3);
++ Thí sinh đủ điều kiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo đối tượng 2 và đối tượng 3 thì được quyền đăng ký dự tuyển cả hai đối tượng;
++ Thí sinh thuộc đối tượng 1 được đăng ký tối đa 5 (năm) nguyện vọng; thí sinh thuộc đối tượng 2 và/hoặc đối tượng 3 được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng;
Các nguyện vọng của thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo của Trường theo Phương thức 1 được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
+ Nguyên tắc xét đủ điều kiện trúng tuyển sớm (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT):
++ Đối với thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển theo đối tượng 1 hoặc đối tượng 2 hoặc đối tượng 3: trường hợp có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì thí sinh được Trường công nhận và công bố trúng tuyển (dự kiến) theo nguyện vọng cao nhất;
++ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo đối tượng 2 và đối tượng 3: trường hợp có nhiều nguyện vọng thuộc đối tượng 2 và đối tượng 3 cùng đủ điều kiện trúng tuyển thì thí sinh được Trường công nhận và công bố trúng tuyển (dự kiến) theo nguyện vọng cao nhất của đối tượng 2.
(2) Phương thức 2 (xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024):
- Chỉ tiêu xét tuyển: 55%/ tổng chỉ tiêu;
- Đối tượng: dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có kết quả thi của các môn thi/ bài thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 phù hợp với tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của Trường;
- Cách thức đăng ký xét tuyển:
+ Thí sinh thực hiện việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến trên Hệ thống của Bộ hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong thời hạn quy định của Bộ;
+ Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin liên quan đến việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống của Bộ như: nhập, chỉnh sửa, xem;
+ Thí sinh không bị hạn chế, giới hạn số lượng nguyện vọng và số lần điều chỉnh nguyện vọng khi đăng ký xét tuyển;
+ Thí sinh phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
- Trường không sử dụng kết quả miễn thi đối với môn thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;
Không sử dụng điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia, Kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước đó để xét tuyển.
- Nguyên tắc xét tuyển và thời hạn công bố kết quả xét trúng tuyển:
+ Điểm trúng tuyển được xác định theo nguyện vọng đăng ký “từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu” để số lượng tuyển được theo từng ngành phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố và không thấp hơn “ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào”;
Điểm trúng tuyển được xét bình đẳng, chỉ dựa vào tiêu chí là điểm xét tuyển, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký; không sử dụng tiêu chí phụ để chọn thí sinh trúng tuyển (trong trường hợp có nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách);
+ Điểm xét trúng tuyển được Trường xác định theo ngành và theo từng tổ hợp môn xét tuyển;
+ Điểm xét trúng tuyển khi công bố đã bao gồm điểm “ưu tiên theo khu vực” và “ưu tiên theo đối tượng chính sách” theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ;
+ Điểm xét trúng tuyển và xử lý nguyện vọng trúng tuyển của thí sinh được Trường thực hiện trên Hệ thống của Bộ.
+ Điểm trúng tuyển và kết quả thí sinh được xét trúng tuyển được Trường công bố theo Kế hoạch chung của Bộ.
Lưu ý: Trường hợp tuyển sinh theo Phương thức 1 chưa hết chỉ tiêu (hoặc tuyển dư chỉ tiêu, tối đa không quá 5%) thì số chỉ tiêu còn lại sẽ được chuyển sang Phương thức 2 (hoặc sẽ điều chỉnh giảm chỉ tiêu của Phương thức 2 tương ứng với số chỉ tiêu tuyển vượt của Phương thức 1, tối đa không quá 5%).
Như vậy, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh năm 2024 tuyển sinh theo 2 phương thức là:
- Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển sớm theo Đề án tuyển sinh của Trường với 45%/tổng chỉ tiêu tuyển sinh;
- Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với 55%/tổng chỉ tiêu tuyển sinh.
Học phí trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tăng từ năm học 2023 – 2024 như thế nào?
Trường Đại học Luật TPHCM vừa công bố mức học phí áp dụng đối với các trình độ đào tạo của Trường. Từ năm học 2023 - 2024, học phí sẽ được điều chỉnh tương ứng với mức độ tự chủ tài chính mà Trường đã được phê duyệt trước đó và mức học phí dự kiến kể từ năm học 2024 - 2025 đến năm học 2026 - 2027.
Việc điều chỉnh này được thực hiện theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo”.
Theo đó, mức học phí này đã được Nhà trường công khai trong Đề án tuyển sinh hàng năm và đã được thông tin rộng rãi đến phụ huynh, thí sinh và người học trước khi đăng ký xét tuyển vào trường, cụ thể như sau:
- Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 1:
STT | Hệ chính quy K46, K47, 48 | 2023-2024 | 2024-2025 | 2025-2026 | 2026-2027 |
1 | Đào tạo chính quy ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh | 31.250.000 | 35.250.000 | 39.750.000 | 44.750.000 |
2 | Đào tạo chính quy ngành Quản trị - Luật | 37.080.000 | 41.830.000 | 47.170.000 | 53.100.000 |
3 | Đào tạo chính quy CLC (ngành Luật, Quản trị kinh doanh) | 62.500.000 | 70.500.000 | 79.500.000 | 89.500.000 |
4 | Đào tạo chính quy CLC Quản trị - Luật | 74.160.000 | 83.660.000 | 94.340.000 | 106.200.000 |
5 | Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Anh văn pháp lý) | 36.000.000 | 37.500.000 | 42.250.000 | 47.750.000 |
6 | Chương trình CLC giảng dạy 100% bằng tiếng Anh | 165.000.000 | 181.500.000 | 199.700.000 | 219.700.000 |
- Đối với học phí hệ chính quy văn bằng 2: sẽ bằng 1.17 lần của học phí hệ chính quy văn bằng 1.
- Đối với học phí các lớp vừa học vừa làm: bằng mức thu học phí các lớp hệ chính quy (văn bằng 1 và văn bằng 2).
- Đối với học phí chương trình thạc sĩ: bằng 1.2 lần của học phí hệ chính quy.
- Đối với học phí chương trình tiến sĩ: bằng 1.5 lần của học phí hệ chính quy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?