Trong thời gian công an tạm giữ xe, người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không?

Trong thời gian công an tạm giữ xe, người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không? - Câu hỏi của chị Phương Thúy (Bến Tre)

Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)

Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.

Tuy nhiên, trường hợp phương tiện giao thông có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh mà đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

Trong thời gian công an tạm giữ xe, người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không?

Trong thời gian công an tạm giữ xe, người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không?

Trong thời gian công an tạm giữ xe, thì người bị giữ xe có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện của công an không?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP thì trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

- Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.

- Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật…

Căn cứ theo quy định trên thì cơ quan thụ lý vụ việc có trách nhiệm quản lý, bảo quản, theo đó người bị tạm giữ phương tiện sẽ không phải trả phí cho việc tạm giữ phương tiện này.

Cá nhân vi phạm giao thông được phép tự giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 138/2021/NĐ-CP, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính như sau:

- Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:

+ Cá nhân vi phạm có nơi thường trú hoặc có nơi tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.

Ngoài ra, cá nhân vi phạm trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính thì không được phép sử dụng phương tiện vi phạm đó tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

Tạm giữ phương tiện giao thông TẢI VỀ TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi nào được nộp tiền phạt vi phạm giao thông nhiều lần?
Pháp luật
Không sử dụng đèn chiếu sáng từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ hôm sau bị phạt bao nhiêu tiền đối với người điều khiển xe ô tô?
Pháp luật
Xe gắn máy có được đi vào làn đường dành riêng phương tiện khác không? Xe gắn máy đi không đúng làn đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe gắn máy chở người ngồi trên xe đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng cách bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe máy chuyên dùng có phải xe cơ giới không? Điều khiển xe máy chuyên dùng không gắn biển số xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?
Pháp luật
Xe ô tô bắt buộc phải bật đèn xe trong khung giờ nào? Xe ô tô không bật đèn xe trong khung giờ quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô có được đỗ xe trên đường dành cho xe buýt không? Xe ô tô đỗ xe trên đường dành riêng cho xe buýt bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xe ô tô lạng lách đánh võng gây tai nạn giao thông khi tham gia giao thông đường bộ bị phạt bao nhiêu 2025?
Pháp luật
Nghị định 168: Shipper chở hàng cồng kềnh bằng xe gắn máy phạt bao nhiêu? Shipper gây tai nạn giao thông phạt thế nào?
Pháp luật
Xe ưu tiên gồm những xe nào? Có bắt buộc phải nhường đường cho xe ưu tiên? Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm giữ phương tiện giao thông
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
17,229 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào