Trình tự xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như thế nào?
Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT, thì căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như sau:
- Quy định về chương trình giáo dục, chương trình đào tạo, chuẩn khối lượng kiến thức, chuẩn năng lực đầu ra của người học tương ứng mỗi cấp học và trình độ đào tạo đối với giáo dục chính quy và các chương trình giáo dục khác đối với giáo dục thường xuyên.
- Các nội dung được quy định trong Điều lệ trường mầm non; Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Điều lệ trường cao đẳng sư phạm; Quy chế tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc, chế độ làm việc của nhà giáo, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của các cơ sở giáo dục.
- Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục về cơ sở vật chất, bao gồm: công trình xây dựng, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị giảng dạy và học tập.
- Quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của giáo viên, giảng viên, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích công trình sự nghiệp và tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo và các tài liệu có liên quan.
Trình tự xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như thế nào?
Trình tự xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT, thì trình tự xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo như sau:
Bước 1: Căn cứ vào Danh mục Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tổ chức, cá nhân được giao xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho từng dịch vụ sự nghiệp công;
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế kỹ thuật thành lập ban soạn thảo để thực hiện;
Bước 2: Lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật.
Hồ sơ bao gồm các nội dung cơ bản: tờ trình; dự thảo định mức kinh tế - kỹ thuật; báo cáo tổng kết thực tiễn; báo cáo thuyết minh về phương pháp xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật và các tài liệu liên quan khác.
04 phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT quy định về phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật như sau:
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Phương pháp tiêu chuẩn: căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng các định mức lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất đối với từng công việc, làm cơ sở tính toán xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp thống kê tổng hợp: căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và thực tế giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp phân tích thực nghiệm: thực hiện tổ chức khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc; căn cứ kết quả khảo sát, thực nghiệm để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
4. Phương pháp so sánh: căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
Như vậy, 04 phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực giáo dục đào tạo như sau:
- Phương pháp tiêu chuẩn: căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng các định mức lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất đối với từng công việc, làm cơ sở tính toán xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
- Phương pháp thống kê tổng hợp: căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo trong thời gian 03 năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và thực tế giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
- Phương pháp phân tích thực nghiệm: thực hiện tổ chức khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc; căn cứ kết quả khảo sát, thực nghiệm để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
- Phương pháp so sánh: căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật.
Lưu ý: Thông tư 14/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên nhập khẩu hay bên phân phối phải dán nhãn phụ không? Nội dung phải có của nhãn phụ là gì?
- Giải thưởng phụ là gì? Giải thưởng phụ trong Miss Universe bao gồm gì? Đạt giải hoa hậu đóng thuế bao nhiêu?
- Quy định tiếp nhận quà tặng của đơn vị cơ quan nhà nước? Người đứng đầu đơn vị vi phạm quy định xử lý thế nào?
- Quấy rối tình dục người khác, Đảng viên có thể bị khai trừ khỏi Đảng đúng không? Quấy rối tình dục bị xử lý thế nào?
- Hồ sơ mở ví điện tử của tổ chức? Việc thu thập, lưu giữ hồ sơ mở ví điện tử phải đáp ứng yêu cầu gì?