Trình tự, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với CC, VC và NLĐ thuộc hệ thống BHXH Việt Nam năm 2022?
Mục tiêu của quy chế nâng bậc lương thường xuyên tại hệ thống BHXH Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về mục tiêu của quy chế nâng bậc lương thường xuyên tại hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam cụ thể như sau:
Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm thực hiện chế độ, chính sách, động viên công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng; phát huy và nâng cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn cơ quan, đơn vị, trước hết là người đứng đầu, đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, sự quản lý thống nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động.
Trình tự, thủ tục nâng bậc lương trước thời hạn đối với CC, VC và NLĐ thuộc hệ thống BHXH Việt Nam năm 2022?
Trình tự, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên tại hệ thống BHXH Việt Nam?
Đối với trình tự, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh thì tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:
* Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (các đối tượng thuộc thẩm quyền Tổng Giám đốc ra quyết định):
- Phòng Tổ chức - Hành chính hoặc Phòng Tổ chức cán bộ (sau đây gọi chung là Phòng Tổ chức cán bộ) lập danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh để trao đổi với cấp ủy và ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và giải quyết những vướng mắc của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách trong vòng 10 ngày làm việc.
- Trên cơ sở danh sách công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh lập Tờ trình Tổng Giám đốc kèm theo hồ sơ (qua Ban Tổ chức cán bộ). Hồ sơ gồm có: Tờ trình của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh; Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên có ý kiến của cấp ủy, công đoàn cùng cấp; bản sao quyết định lương gần nhất; bản sao quyết định, văn bản liên quan đến việc kéo dài thời hạn nâng bậc lương (nếu có).
- Ban Tổ chức cán bộ thẩm định, trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
* Đối với Trưởng phòng, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh (các đối tượng thuộc thẩm quyền Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh ra quyết định):
- Trưởng phòng nghiệp vụ hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp, lập Tờ trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kèm danh sách đề nghị (có ý kiến của cấp ủy, công đoàn cùng cấp).
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương làm việc tại cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh; Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương làm việc tại BHXH huyện. Thời gian niêm yết danh sách trong vòng 10 ngày làm việc.
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giải quyết những vướng mắc của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có).
- Phòng Tổ chức cán bộ thẩm định, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, quyết định.
Trình tự, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam?
Khoản 2 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1377/QĐ-BHXH năm 2013 Quy chế nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cụ thể như sau:
* Đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị; công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (các đối tượng thuộc thẩm quyền Tổng Giám đốc ra quyết định):
- Trên cơ sở quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, đơn vị lập danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên để Thủ trưởng đơn vị trao đổi với cấp ủy và ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Thủ trưởng đơn vị niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên trong đơn vị và giải quyết những vướng mắc của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách trong vòng 10 ngày làm việc.
- Trên cơ sở danh sách công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn, Thủ trưởng đơn vị lập Tờ trình Tổng Giám đốc kèm theo hồ sơ (qua Ban Tổ chức cán bộ). Hồ sơ gồm có: Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị; Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên có ý kiến của cấp ủy, công đoàn cùng cấp; bản sao quyết định lương gần nhất; bản sao quyết định, văn bản liên quan đến việc kéo dài thời hạn nâng bậc lương (nếu có).
- Ban Tổ chức cán bộ thẩm định, trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
* Đối với Trưởng phòng và tương đương trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trừ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (các đối tượng thuộc thẩm quyền Trưởng ban Tổ chức cán bộ ra quyết định):
- Thủ trưởng đơn vị tiến hành thực hiện trình tự, thủ tục và hồ sơ như quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
- Sau khi thẩm định, Trưởng ban Tổ chức cán bộ ra quyết định.
* Đối với Trưởng phòng và tương đương trở xuống; viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống; người lao động thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc (các đối tượng thuộc thẩm quyền Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định):
- Trên cơ sở quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, Trưởng phòng các phòng nghiệp vụ có Tờ trình Thủ trưởng đơn vị kèm danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên.
- Thủ trưởng đơn vị trao đổi với cấp ủy và ban chấp hành công đoàn cùng cấp về danh sách đề nghị (lập thành biên bản).
- Thủ trưởng đơn vị niêm yết công khai danh sách những người dự kiến được nâng bậc lương thường xuyên và giải quyết những vướng mắc của công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên (nếu có). Thời gian niêm yết danh sách trong vòng 10 ngày làm việc.
- Phòng Hành chính - Tổng hợp hoặc Phòng, bộ phận có chức năng tham mưu, thực hiện công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp thẩm định, trình Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?