Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra sao?
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng do Chính phủ ban hành ngày 20/6/2023.
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 7 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
...
7. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, lấy ý kiến, gửi cơ quan quy định tại điểm c khoản này để thẩm định chương trình phát triển đô thị đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập, lấy ý kiến chương trình phát triển đô thị đối với thành phố, thị xã, khu vực dự kiến hình thành đô thị mới thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập thị trấn thuộc huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi gửi cơ quan quy định tại điểm c khoản này thẩm định;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị;
d) Cơ quan tổ chức lập chương trình phát triển đô thị trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi phê duyệt chương trình phát triển đô thị đối với chương trình phát triển đô thị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương và thành phố được phân loại hoặc dự kiến phân loại đô thị là loại I, II;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện bố trí kinh phí lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị được thực hiện như sau:
- UBND cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn tổ chức lập, lấy ý kiến, gửi Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) để thẩm định chương trình phát triển đô thị đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương;
- UBND cấp tỉnh giao UBND cấp huyện tổ chức lập, lấy ý kiến chương trình phát triển đô thị đối với thành phố, thị xã, khu vực dự kiến hình thành đô thị mới thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập thị trấn thuộc huyện.
UBND cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cấp huyện trước khi gửi Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) thẩm định;
- UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức thẩm định chương trình phát triển đô thị;
- Cơ quan tổ chức lập chương trình phát triển đô thị trình UBND cấp tỉnh phê duyệt chương trình phát triển đô thị.
UBND cấp tỉnh báo cáo HĐND cấp tỉnh trước khi phê duyệt chương trình phát triển đô thị đối với chương trình phát triển đô thị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương và thành phố được phân loại hoặc dự kiến phân loại đô thị là loại I, II;
- UBND cấp tỉnh, cấp huyện bố trí kinh phí lập, thẩm định chương trình phát triển đô thị từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chương trình phát triển đô thị theo Nghị định 35/2023/NĐ-CP ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với Chương trình phát triển đô thị ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
...
2. Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị; chiến lược, chương trình, kế hoạch về phát triển đô thị cấp cao hơn được duyệt; các chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng huy động nguồn lực thực tế tại địa phương;
b) Đồng bộ với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các định hướng, chiến lược, chương trình, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển đô thị.
Như vậy, Chương trình phát triển đô thị phải đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh sau bao lâu?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3a Nghị định 11/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 35/2023/NĐ-CP như sau:
Chương trình phát triển đô thị
...
8. Chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp đánh giá việc thực hiện sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình phát triển đô thị phải được rà soát, điều chỉnh sau sau từng giai đoạn 05 năm hoặc sau khi cấp có thẩm quyền ban hành mới các mục tiêu phát triển đô thị hoặc phê duyệt các quy hoạch, chiến lược, chương trình, kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?