Trình tự bầu Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị mới nhất? Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu như thế nào?
Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân.
Theo như quy định trên, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Trình tự bầu Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị mới nhất? Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu như thế nào?
Trình tự bầu Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị mới nhất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2023/NĐ-CP, thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được bầu tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 như sau:
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
...
4. Trình tự tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;
b) Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
đ) Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
e) Hội nghị quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này (nếu có);
g) Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;
h) Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
i) Thông qua nghị quyết hội nghị.
Như vậy, quy định trình tự bầu ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị mới nhất như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo;
- Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);
- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;
- Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;
- Hội nghị quyết định nội dung bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị và các nội dung khác (nếu có);
- Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;
- Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;
- Thông qua nghị quyết hội nghị.
Tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị
1. Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được phản ánh trung thực đến người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo công chức, viên chức, người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
3. Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
Theo như quy định trên, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị theo các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?