Trình Thủ tướng quyết định lịch nghỉ lễ 5 ngày liên tục dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5? Lịch nghỉ dự kiến 30/4 và 1/5 cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
- Trình Thủ tướng quyết định lịch nghỉ lễ 5 ngày liên tục dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5? Lịch nghỉ dự kiến 30/4 và 1/5 cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức có được nhận tiền thưởng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 không?
- Lịch nghỉ lễ tháng 4/2024 của cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
Trình Thủ tướng quyết định lịch nghỉ lễ 5 ngày liên tục dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5? Lịch nghỉ dự kiến 30/4 và 1/5 cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Xem thêm: Tiền thưởng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của người lao động là bao nhiêu?
Sáng 11/4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có tờ trình số 1511 gửi Thủ tướng về phương án hoán đổi ngày làm việc bình thường vào thứ Hai (29/4), trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và tổ chức ngày làm bù khác.
Cụ thể, đối với công chức, viên chức, ngày làm việc thứ Hai (29/4) sẽ được hoán đổi sang làm bù vào thứ Bảy (4/5). Hoán đổi như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ Bảy đến hết thứ Tư (27/4 đến hết 1/5).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như quy định đối với công chức, viên chức nhưng đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động.
"Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thủ tướng xem xét, quyết định việc nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 và giao Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, người lao động biết và thực hiện", tờ trình nêu rõ.
Để có cơ sở đề xuất với Thủ tướng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi lấy ý kiến 15 Bộ, cơ quan liên quan. Đến nay, có 13 Bộ, cơ quan có ý kiến tham gia, 100% nhất trí với phương án do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất.
"Hầu hết các Bộ, cơ quan đều cho rằng việc bố trí hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác vừa giúp đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có dịp nghỉ lễ hài hòa, trọn vẹn vừa giúp kích cầu du lịch, tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc hoán đổi này cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động", theo tờ trình.
Về căn cứ pháp lý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, hằng năm căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh.
Bên cạnh đó, điểm b khoản 2 Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) cũng quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng: "Chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập".
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng phương án hoán đổi ngày làm việc bình thường và làm bù sang ngày khác trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 để người lao động được nghỉ lễ 5 ngày liên tục.
Nguồn: Cổng thông tin Chính phủ
Trình Thủ tướng quyết định lịch nghỉ lễ 5 ngày liên tục dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức có được nhận tiền thưởng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 không?
Tiền thưởng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiện nay việc thưởng trong các dịp lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:
- Đối với cán bộ, công chức (khoản 2 Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008): Cán bộ, công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với viên chức (khoản 3 Điều 12 Luật Viên chức 2010): Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, hiện nay pháp luật vẫn chưa có quy định riêng về tiền thưởng trong dịp nghỉ lễ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 ; pháp luật không bắt buộc cơ quan, tổ chức phải thưởng tiền trong dịp nghỉ lễ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 cho cán bộ, công chức, viên chức.
Lịch nghỉ lễ tháng 4/2024 của cán bộ, công chức, viên chức ra sao?
Cán bộ, công chức, viên chức có các ngày nghỉ lễ trong tháng 4 trong năm 2024 bao gồm các ngày sau:
(3) Lịch nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 (điểm c, d khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019)
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào:
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
Ngày 30/4/2024 rơi vào ngày thứ 3, ngày 01/5/2024 rơi vào ngày thứ 4.
Như vậy, dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024, được nghỉ 02 ngày liên tiếp.
(5) Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 (điểm e khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019)
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 2024 rơi vào ngày thứ 5.
Như vậy, dịp Giỗ tổ Hùng vương năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 01 ngày.
*Lưu ý: Trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Theo như lịch trên, cán bộ, công chức, viên chức có lịch nghỉ lễ trong tháng 04/2024 (dương lịch) vào ngày 18 tháng 4 ( Mùng 10 tháng 3 âm lịch) và ngày 30 tháng 4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?