Triệu tập đại hội Đảng cấp ủy được thực hiện như thế nào? Thủ tục bầu đại biểu dự đại hội Đảng bộ cấp trên ra sao?
Nhiệm vụ của cấp ủy theo quy định của Điều lệ Đảng là như thế nào?
Theo Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về nhiệm vụ của cấp ủy như sau:
- Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
- Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
- Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
- Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
- Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
- Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.
Theo đó, cấp ủy sẽ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ và quyết định số lượng đại biểu tham dự.
.
Nhiệm vụ của cấp ủy theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 là gì? Triệu tập đại hội cấp ủy được thực hiện như thế nào?
Việc triệu tập đại hội của cấp ủy được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 11.1 mục 11 Quy định 24-QĐ/TW ban hành ngày ngày 30/7/2021 về thi hành điều lệ Đảng hướng dẫn về nhiệm vụ của cấp ủy khi triệu tập đại hội như sau:
- Chuẩn bị dự thảo các báo cáo, các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.
- Tiếp nhận đơn ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc; thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc; chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định.
- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.
- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời các vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.
- Chỉ đạo các mặt công tác thường xuyên của đảng bộ cho đến khi bầu được cấp uỷ mới.
- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ trong phiên họp thứ nhất.
Theo đó, khi triệu tập đại hội thì cấp ủy cần phải chuẩn bị các dự thảo báo cáo, vấn đề nhân sự đại biểu. Cấp ủy phải quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc và cung cấp các loại tài liệu.
Việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 11.4 mục 11 Quy định 24-QĐ/TW ban hành ngày ngày 30/7/2021 về thi hành điều lệ Đảng hướng dẫn về việc đề cử và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như sau:
- Chỉ được đề cử đại biểu chính thức của đại hội để bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu cử lập một danh sách chung; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu được số phiếu trên một nửa so với tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo số phiếu bầu từ cao đến thấp. Nếu vẫn chưa bầu đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.
Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần thứ nhất hay không là do đại hội quyết định.
- Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (ở Trung ương là Bộ Chính trị) quyết định. Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hơn.
- Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì đại biểu đó vẫn được triệu tập đến dự đại hội, cấp uỷ nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biểu dự khuyết thay thế; nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.
Trường hợp đại biểu chính thức (do bầu cử) xin không tham dự đại hội mà được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.
- Không được cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức trong các trường hợp sau:
+ Đại hội cấp dưới bầu không đủ số lượng đại biểu chính thức được phân bổ.
+ Cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
+ Đại biểu chính thức bị bác tư cách.
Đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội mà không có đại biểu dự khuyết thay thế thì không tính vào tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội khi tính kết quả bầu cử.
- Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại Khoản 2, Điều 11 Điều lệ Đảng về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.
- Trường hợp đảng bộ, chi bộ đã tổ chức đại hội bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, nhưng do yêu cầu chia tách, đảng bộ, chi bộ đó được chuyển về một đảng bộ mới và đảng bộ mới chưa tiến hành đại hội thì cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của đảng bộ, chi bộ mới chuyển về và tính vào tổng số đại biểu được triệu tập của đại hội.
Theo đó, chỉ được đề cử đại biểu chính thức của đại hội để tham dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?