Tranh chấp đất chia thừa kế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Xin chào, tôi có một câu hỏi như sau: Tôi có biết cụ D, cụ E có hai người con là ông A, bà B. Ông A sinh sống cùng cụ D, cụ E trên diện tích đất do các cụ tạo lập nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước có chủ trương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1993, ông A đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất và được Ủy ban nhân dân huyện X cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khi đó cụ D, cụ E còn sống không có ý kiến phản đối. Sau khi cụ D, cụ E chết, bà B khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của hai cụ. Vậy, vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh? Xin cảm ơn!

Tranh chấp về thừa kế có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không?

Căn cứ khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Những tranh chấp nào thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện?

Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức như thế nào?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền như sau:

“Điều 34. Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức
1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
2. Quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.
3. Khi xem xét hủy quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải đưa cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền đã ban hành quyết định tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải tham gia tố tụng và trình bày ý kiến của mình về quyết định cá biệt bị Tòa án xem xét hủy.
4. Thẩm quyền của cấp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp có xem xét việc hủy quyết định cá biệt quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tương ứng của Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.”

Đất chia thừa kế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Đất chia thừa kế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh theo Luật tố tụng hành chính?

Căn cứ Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 (khoản 7 Điều này được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh như sau:

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

- Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

Như vậy, đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

Đất chia thừa kế nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh?

Căn cứ tiểu mục 7 Mục IV Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 trả lời trường hợp trên như sau: Nếu đương sự khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, không yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 26 và khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trường hợp đương sự yêu cầu chia di sản thừa kế đồng thời yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; căn cứ Điều 34 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền của tòa án
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tải về quy định liên quan đến Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sắp tới, sẽ bổ sung cách thức đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất online khi cá nhân, tổ chức mua nhà đất dự án?
Pháp luật
Thủ tục dừng xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì muốn huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, đất đã ở lâu năm là gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu quy định như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng đất liền kề không ký bản mô tả ranh giới có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Việc xác định ranh giới thửa đất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là của cơ quan nào?
Pháp luật
Mua bán đất đai có được cấp sổ đỏ mới không? Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng lại có cần đăng ký biến động đất đai không?
Pháp luật
Trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ để làm căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Pháp luật
Trả tiền thuê hàng năm, được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có được thế chấp tại ngân hàng không?
Pháp luật
Mua đất hợp tác xã do chính quyền thôn bán vào năm 1997 thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm quyền của tòa án
2,276 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm quyền của tòa án Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào