Trái phiếu xanh là gì? Những điều cần biết về trái phiếu xanh theo quy định mới nhất tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP?
- Trái phiếu xanh là gì?
- Dự án nào được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh?
- Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh sẽ được sử dụng như thế nào?
- Việc công bố, cung cấp thông tin đánh giá tác động của dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh được thực hiện ra sao?
- Chế độ công bố thông tin, báo cáo tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh được thực hiện như thế nào?
- Chủ thể phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi nào?
Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, trái phiếu xanh đã được đề cập và quy định một số khía cạnh, cụ thể như sau:
Trái phiếu xanh là gì?
Trái phiếu xanh là trái phiếu do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh quy định tại Điều 154 Nghị định này.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (sau đây gọi là danh mục phân loại xanh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Dự án nào được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh?
Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 149 hoặc khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và theo quy định tại Nghị định này được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.
Trái phiếu xanh là gì? Những điều cần biết về trái phiếu xanh theo quy định mới nhất tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP?
Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh sẽ được sử dụng như thế nào?
Nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu xanh phải được sử dụng để thực hiện dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường;
- Thay đổi công nghệ theo hướng áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất;
- Áp dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát thải ít các-bon;
- Ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
- Cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố môi trường;
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất, tiết kiệm năng lượng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo;
- Xây dựng hạ tầng đa mục tiêu, thân thiện môi trường;
- Quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý nước thải;
- Thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư phát triển vốn tự nhiên;
- Dự án đầu tư khác theo quy định.
Việc công bố, cung cấp thông tin đánh giá tác động của dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh được thực hiện ra sao?
Định kỳ hàng năm đến thời gian trái phiếu đáo hạn, chủ thể phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố, cung cấp thông tin đánh giá tác động của dự án sử dụng nguồn vốn từ trái phiếu xanh đến môi trường như sau:
- Nội dung cung cấp thông tin bao gồm quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có), giấy phép môi trường (nếu có); thông tin về kết quả đánh giá các lợi ích môi trường của dự án sử dụng vốn trái phiếu xanh quy định tại khoản 2 Điều 150 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 2 Điều 154 Nghị định này;
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nội dung quy định tại điểm a khoản này;
- Chủ dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành có trách nhiệm cung cấp thông tin theo nội dung quy định tại điểm a khoản này cho Kho bạc Nhà nước (đối với trái phiếu xanh do Chính phủ phát hành), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trái phiếu xanh do chính quyền địa phương phát hành) để công bố trên trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chế độ công bố thông tin, báo cáo tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh được thực hiện như thế nào?
Chế độ công bố thông tin, báo cáo tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh thực hiện như sau:
- Chủ thể phát hành trái phiếu là doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin về tình hình quản lý, giải ngân nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
- Định kỳ hàng năm, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về tình hình giải ngân cho các dự án thuộc danh mục phân loại xanh sử dụng nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành trên trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi nào?
Chủ thể phát hành trái phiếu xanh, nhà đầu tư trái phiếu xanh được hưởng các chính sách ưu đãi gồm có:
- Được hưởng các ưu đãi giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
- Dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu xanh do Chính phủ, chính quyền địa phương phát hành được ưu tiên bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?