Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu là gì?
- Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu là gì?
- Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào?
- Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia do cơ quan nào quản lý và vận hành?
- Thành phần Hội đồng EPR quốc gia bao gồm những ai?
Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 86 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì
1. Nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại Điều 77 và Điều 83 Nghị định này có trách nhiệm công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu gồm: thành phần nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý; cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.
2. Cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan đăng ký doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp, chia sẻ thông tin về thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp và thông tin khác liên quan đến sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII lục ban hành kèm theo Nghị định này theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Như vậy theo quy định trên tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu gồm:
- Thành phần nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;
- Hướng dẫn phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý;
- Cảnh báo rủi ro trong quá trình tái chế, tái sử dụng, xử lý.
Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì như sau:
- Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động, sản phẩm tái chế của năm tiếp theo theo đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia;
- Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính của cơ quan, tổ chức và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định và các đề nghị hỗ trợ tài chính theo đề nghị của Hội đồng EPR quốc gia;
- Tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện thông báo và ký kết hợp đồng hỗ trợ với các cơ quan, tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính;
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện thanh toán số tiền hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng ký kết.
Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia do cơ quan nào quản lý và vận hành?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 87 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia
1. Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được kết nối với các cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu có liên quan để bảo đảm việc đăng ký, báo cáo và kê khai của nhà sản xuất, nhập khẩu đúng quy định của pháp luật.
2. Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được mở và phân cấp theo loại tài khoản và đối tượng đăng ký, kê khai, báo cáo.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia.
4. Sau khi Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia được vận hành chính thức, việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu quy định tại Nghị định này phải được đăng ký, kê khai, báo cáo, tổng hợp, quản lý trên Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia.
Như vậy theo quy định trên Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia.
Thành phần Hội đồng EPR quốc gia bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 88 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng EPR quốc gia
1. Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này. Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
2. Thành phần Hội đồng EPR quốc gia gồm đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu; đại diện đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải và đại diện tổ chức xã hội, môi trường có liên quan.
Hội đồng EPR quốc gia có văn phòng giúp việc đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR quốc gia.
Như vậy theo quy định trên thành phần Hội đồng EPR quốc gia bao gồm:
- Đại diện các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu;
- Đại diện đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải và đại diện tổ chức xã hội, môi trường có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên lý triết học là gì? 2 nguyên lý triết học? Hoạt động giáo dục thực hiện theo nguyên lý nào?
- Lịch nhận lương hưu tháng 12 năm 2024 chi tiết? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 vào thời gian nào?
- Lời chúc Ngày Truyền thống ngành Chứng khoán Việt Nam 28 11 ngắn gọn, ý nghĩa? Ngày 28 tháng 11 là thứ mấy?
- Kỷ niệm 204 năm Ngày sinh Ph Ăngghen 28 11 2024 tuyên truyền như thế nào? Ngày 28 11 2024 thứ mấy?
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm học 2024 2025 (trắc nghiệm và tự luận) cho học sinh toàn quốc như thế nào?