Trách nhiệm của thuyền phó phương tiện thủy nội địa được sửa đổi như thế nào? Điều kiện trở thành thuyền phó là gì?
Trách nhiệm của thuyền phó phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 39/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
Thuyền phó
Thuyền phó là người giúp việc thuyền trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:
1. Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.
2. Lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca.
3. Kiểm tra điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện trước khi khởi hành; đề nghị thuyền trưởng từ chối khởi hành chuyến đi nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện.
4. Cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị khởi hành, nếu có thiếu sót phải khắc phục và báo cáo thuyền trưởng.
5. Phụ trách việc tổ chức phục vụ, hướng dẫn hành khách lên, xuống phương tiện, đi lại trên phương tiện và sắp xếp đúng chỗ ngồi, chỗ nằm theo quy định để bảo vệ an toàn cho phương tiện, tài sản trên phương tiện và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho hành khách theo quy định đối với phương tiện chở khách.
6. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc. Trực tiếp điều khiển phương tiện khi được phân công.
7. Thay thế thuyền trưởng quản lý phương tiện khi thuyền trưởng vắng mặt.
8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng giao.
Như vậy thuyền phó có trách nhiệm:
- Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong
- Tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.
- Lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca.
- Kiểm tra điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện trước khi khởi hành; đề nghị thuyền trưởng từ chối khởi hành chuyến đi nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện.
- Cùng với máy trưởng phân công, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị khởi hành, nếu có thiếu sót phải khắc phục và báo cáo thuyền trưởng.
- Phụ trách việc tổ chức phục vụ, hướng dẫn hành khách lên, xuống phương tiện, đi lại trên phương tiện và sắp xếp đúng chỗ ngồi, chỗ nằm theo quy định để bảo vệ an toàn cho phương tiện, tài sản trên phương tiện và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho hành khách theo quy định đối với phương tiện chở khách.
- Trực tiếp phụ trách một ca làm việc. Trực tiếp điều khiển phương tiện khi được phân công.
- Thay thế thuyền trưởng quản lý phương tiện khi thuyền trưởng vắng mặt.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng giao.
Trách nhiệm của thuyền phó phương tiện thủy nội địa được sửa đổi như thế nào? Điều kiện trở thành thuyền phó là gì? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thuyền phó phương tiện thủy nội địa được sửa đổi bổ sung như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BGTVT quy định như sau;
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2019/TTBGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
1. Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong. Trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
2. Lập kế hoạch chuyến đi, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca, phương tiện mang cấp VR-SB khi hoạt động trên tuyến vận tải ven biển phải chuẩn bị đầy đủ hải đồ được cập nhật mới nhất theo quy định, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt.
Như vậy, Thông tư 32/2022/TT-BGTVT đã sửa đổi bổ sung nhằm nâng cao trách nhiệm của thuyền phó như sau:
- Không chỉ trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong. Mà còn trực tiếp phụ trách và tổ chức bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng.
- Lập kế hoạch chuyến đi, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca, phương tiện mang cấp VR-SB khi hoạt động trên tuyến vận tải ven biển phải chuẩn bị đầy đủ hải đồ được cập nhật mới nhất theo quy định, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt.
Điều kiện để trở thành thuyền phó phương tiện thủy nội địa?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thủy thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện33 có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn34, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an35, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh36.
Như vậy, muốn trở thành thuyền phó phải đáp ứng các điều kiện:
+ Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
+ Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
+ Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện
– Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội 2015
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Thông tư 33/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/2/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 1 là ngày gì? Ngày 25 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 25 tháng 1 dương lịch được nghỉ tết chưa?
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?