Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử là gì? Cục thuế địa phương có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Cục thuế địa phương có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Cục thuế địa phương như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử
1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm:
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ điện tử để phục vụ công tác quản lý thuế, phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan khác của nhà nước (công an, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng, các cơ quan có liên quan), phục vụ nhu cầu xác minh, đối chiếu hóa đơn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;
b) Thông báo các loại hóa đơn, chứng từ đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng.
2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
b) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
c) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; sử dụng chứng từ điện tử trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế;
b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn, chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.
Như vậy theo quy định trên, Cục thuế địa phương có trách nhiệm trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử như sau:
- Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn.
Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử là gì? Cục thuế địa phương có trách nhiệm gì trong quản lý hóa đơn, chứng từ điện tử? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử là gì?
Căn cứ tại Điều 56 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ hóa đơn, chứng từ như sau:
- Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
- Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
- Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
- Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, trường hợp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì phải cung cấp hóa đơn bản gốc, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện quy định về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
Quyền của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định quyền của tổ chức cá, nhân cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có quyền:
a) Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
b) Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
c) Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
d) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ:
a) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này;
c) Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Điều 15 Nghị định này nếu sử dụng hóa đơn điện tử và chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế trong trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này;
d) Công khai cách thức tra cứu, nhận file gốc hóa đơn điện tử của người bán tới người mua hàng hóa, dịch vụ;
đ) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Như vậy theo quy định trên tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử có các quyền sau:
- Tạo hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để sử dụng nếu đáp ứng các yêu cầu;
- Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng ;
- Sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in;
- Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh;
- Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?