TP. Hà Nội: Thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022, đảm bảo đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong một tháng?
Xác định nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu?
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 quy định việc xác định nhóm hàng và lượng hàng cần cân đối cung cầu tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu cụ thể như sau:
Xác định nhóm hàng
Quá trình triển khai thực hiện qua các năm, xác định các nhóm hàng cần tập trung cân đối cung - cầu, ổn định thị trường cần có những tính chất sau:
- Có tính chất thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Thành phố.
- Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả, nhưng Thành phố khó chủ động về số lượng và nguồn hàng cung ứng một cách ổn định.
- Những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán và đặc biệt cần thiết trong các thời điểm có dịch bệnh, thiên tai xảy ra....
Các nhóm hàng hóa trong Chương trình bao gồm:
- Các nhóm hàng thiết yếu: lương thực (gạo, mỳ, phở khô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, muối, mì chính...), sữa (sữa nước, sữa bột...).
- Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong thời điểm mùa vụ như trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát...
Cân đối cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố (tính cho khoảng 10,75 triệu dân)
- Lương thực: Nhu cầu tiêu dùng gạo khoảng 96,7 nghìn tấn/tháng tương đương với 1,16 triệu tấn/năm. Sản lượng sản xuất gạo của Thành phố là 679,1 nghìn tấn/năm (69% sản lượng lúa năm 2021 (984,3 nghìn tấn). Nguồn cung gạo của Thành phố đáp ứng được khoảng 58,5% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Lượng gạo còn lại được khai thác từ các tỉnh lân cận thuộc khu vực phía Bắc, một phần khác được khai thác từ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhập khẩu các loại gạo đặc sản từ nước ngoài (Thái Lan, Nhật Bản...)
- Thịt lợn: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 19,3 nghìn tấn lợn hơi/tháng, tương đương với 232,2 nghìn tấn lợn hơi/năm. Sản lượng lợn thịt lợn hơi xuất chuồng trên địa bàn Thành phố là 228,3 nghìn tấn/năm. Nguồn cung thịt lợn của Thành phố đáp ứng được 98% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn chưa phục hồi được hoàn toàn, hiện nay nguồn cung thịt lợn cung cấp cho thị trường Hà Nội được khai thác thêm từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên hoặc nhập khẩu từ nước ngoài (Brazin, Ba Lan, Đức....)
- Thịt gà, vịt: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,4 nghìn tấn thịt/tháng, tương đương với 77,4 nghìn tấn/năm. Sản lượng thịt gia cầm sản xuất được trên địa bàn Thành phố đạt 164,6 nghìn tấn/năm; Sản lượng thịt gà, vịt đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm có tính đặc sản vùng miền của nhân dân, do dịch bệnh và lưu thông hàng hóa ra bên ngoài địa bàn nên có những thời điểm thị trường bị thiếu hàng cục bộ, phải khai thác thêm tại các tỉnh lân cận và nhập khẩu từ nước ngoài (Ba Lan, Brazin, Hàn Quốc...)
- Thủy, hải sản tươi, đông lạnh: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 5,3 nghìn tấn/tháng tương đương 64,5 nghìn tấn/năm. Sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn Thành phố đạt khoảng 119,4 nghìn tấn/năm. Sản lượng thủy sản nước ngọt khai thác được cơ bản đảm bảo cung ứng cho thị trường Hà Nội, tuy nhiên mặt hàng này dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và dịch bệnh, vì vậy rất cần duy trì nguồn hàng thủy, hải sản tươi, đông lạnh nước mặn, nước lợ được cung ứng từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài (Na Uy, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Úc, Indonesia...)
- Thực phẩm chế biến: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 5,3 nghìn tấn/tháng, tương đương với 64,5 nghìn tấn/năm. Sản lượng sản xuất thực phẩm chế biến của Thành phố trung bình là 11,1 nghìn tấn/năm. Lượng hàng hóa còn thiếu khai thác từ các tỉnh, thành phố khác nơi đặt các nhà máy chế biến lớn và nhập khẩu từ nước ngoài (Nhật Bản, Đức...)
- Dầu ăn: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 6,4 triệu lít/tháng, tương đương 77 triệu lít/năm. Mặt hàng dầu ăn hầu hết được cung cấp từ các tỉnh, thành phố khác và nhập khẩu từ nước ngoài (Indonesia, Maylaysia, Thái lan, Brazil...)
- Rau, củ: Nhu cầu tiêu dùng rau, củ các loại khoảng 107,5 nghìn tấn/tháng, tương đương 1,29 triệu tấn/năm. Sản lượng rau, củ Thành phố sản xuất đạt 723,3 nghìn tấn/năm, đáp ứng được khoảng 56% nhu cầu, còn lại được cung ứng từ các tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc và một số tỉnh phía Nam (Lâm Đồng...)...
- Trứng gia cầm: Nhu cầu tiêu dùng khoảng 129 triệu quả/tháng, tương đương với 1.548 triệu quả/năm. Sản lượng sản xuất của Hà Nội 2.564 triệu quả/năm, đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên vào các thời điểm thiên tai, dịch bệnh bùng phát có thể gây ra thiếu hàng cục bộ cần cung cấp thêm hàng hóa từ các tỉnh, thành phố.
- Sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi: Nhu cầu sử dụng sữa của trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn Thành phố là 20,64 triệu lít/tháng, tương đương 247,6 triệu lít/năm (tính cho trẻ em từ 0-6 tuổi, chiếm tỷ lệ 12,8%/ tổng dân số). Các sản phẩm sữa được cung cấp bởi các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm sữa trên địa bàn Thành phố và được nhập khẩu từ Newzealand, Úc, Nhật, Đức, Pháp...
- Gia vị (mắm, nước chấm, muối ăn, mỳ chính..): Nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố là 1,6 nghìn tấn/tháng tương đương với 19,3 nghìn tấn/năm, chủ yếu được sản xuất và cung cấp từ các tỉnh.
- Đường: Nhu cầu tiêu dùng đường phục vụ cho sản xuất, chế biến và đời sống nhân dân Thành phố là khoảng 3,2 nghìn tấn/ tháng, tương đương với 38,7 nghìn tấn/năm; hầu hết được cung cấp từ các tỉnh và nguồn nhập khẩu về Hà Nội tiêu thụ.
- Bánh mứt kẹo Tết: Nhu cầu tiêu dùng các loại bánh mứt kẹo khoảng 1.500 tấn trong tháng Tết Nguyên đán, là các mặt hàng được nhân dân tại các huyện ngoại thành, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp ưa chuộng.
- Rượu, bia, nước giải khát: Nhu cầu tiêu dùng rượu, bia, nước giải khát của Thành phố Hà Nội trong dịp Tết khoảng 200 triệu lít. Trong đó, các nhà máy tại Hà Nội sản xuất khoảng 168 triệu lít; lượng còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh và nhập khẩu từ nước ngoài (Anh, Pháp, Chile, Nhật...)
TP. Hà Nội: Thực hiện bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022, đảm bảo đáp ứng 35% nhu cầu thị trường trong một tháng?
Cơ chế thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu?
Đối với quy định về cơ chế thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu thì tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 quy định cụ thể như sau:
Nguồn vốn: Cơ sở chủ động sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
Giá bán:
- Cơ sở tham gia Chương trình chủ động gửi bản Thông báo giá bán các mặt hàng tham gia Chương trình về Sở Công Thương khi đăng ký tham gia Chương trình và khi có thay đổi về giá bán theo mẫu Phụ lục 3 đính kèm.
- Đối với nhóm hàng sữa cho trẻ em dưới 06 tuổi thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của Bộ Công Thương, UBND Thành phố.
Thời gian thực hiện: Từ ngày Kế hoạch được phê duyệt, ban hành đến hết tháng 05/2023
Mạng lưới phân phối:
- Phát triển mạng lưới điểm bán hàng cố định: các điểm bán cố định tại các chợ dân sinh, khu dân cư, trường học, bệnh viện.... theo nhiều mô hình như hợp tác liên kết, bán đại lý, cửa hàng tiện lợi, các điểm bán hàng an toàn thực phẩm tại các quận, huyện...; đồng thời tăng cường đẩy mạnh công tác đưa các mặt hàng thuộc Chương trình tới các bếp ăn tập thể của các trường học, cơ quan, khu công nghiệp với giá bán và nhận diện thống nhất trong hệ thống của doanh nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới cơ sở thương mại khu vực nông thôn.
- Các cơ sở chủ động xây dựng các chương trình khuyến mại nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng thuộc Chương trình để phục vụ người dân có thu nhập trung bình và thấp.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại (siêu thị, cửa hàng) tại địa bàn nông thôn.
- Khuyến khích các cơ sở cùng tham gia Chương trình hợp tác, liên kết với nhau nhằm tạo chuỗi cung ứng hàng hóa, ổn định giá bán và mở rộng danh mục hàng hóa bình ổn tại các điểm bán hàng đã đăng ký.
- Đẩy mạnh phát triển các kênh bán hàng online, hotline... giao hàng để phục vụ nhanh chóng nhu cầu người dân, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp.
Đối tượng tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu?
Tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2022 quy định về đối tượng tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia, chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia và chấp hành các quy định của Chương trình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?