Tổng Lãnh sự là ai? Tổng Lãnh sự phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ và năng lực như thế nào?
Tổng Lãnh sự là ai? Tổng Lãnh sự có mục tiêu vị trí việc làm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có quy định như sau:
Chức vụ ngoại giao, chức vụ lãnh sự
...
2. Chức vụ lãnh sự bao gồm:
a) Tổng Lãnh sự;
b) Phó Tổng Lãnh sự;
c) Lãnh sự;
d) Phó Lãnh sự;
đ) Tùy viên lãnh sự.
Theo đó, Tổng Lãnh sự là một trong những chức vụ lãnh sự, ngoài ra căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan đại diện
...
2. Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán là Tổng Lãnh sự. Người đứng đầu Lãnh sự quán là Lãnh sự.
Theo đó Tổng Lãnh sự là Người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán
Về mục tiêu vị trí việc làm, thì căn cứ bản mô tả công việc Tổng Lãnh sự Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Tổng cục trưởng có mục tiêu vị trí việc làm như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện;
- Phân công, bố trí công việc của thành viên tổng lãnh sự quán.
Tổng Lãnh sự là ai? Tổng Lãnh sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ và năng lực như thế nào?
Pháp luật quy định công việc của Tổng Lãnh sự là gì?
Căn cứ bản mô tả công việc Tổng Lãnh sự Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Tổng Lãnh sự là chức vụ thực hiện những công việc như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện.
- Quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện.
- Khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Chỉ đạo quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện.
- Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Tổng Lãnh sự phải đáp ứng yêu cầu về trình độ và năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Tổng Lãnh sự Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Tổng Lãnh sự phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ và năng lực như sau:
Nhóm yêu cầu về trình độ
(1) Trình độ đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao,
ngoại ngữ).
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Có trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
(2) Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Đã có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) và đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.
(4) Các yêu cầu khác
- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của vụ, đơn vị.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của vụ, đơn vị.
Nhóm yêu cầu về năng lực:
(1) Nhóm năng lực chung:
- Đạo đức và bản lĩnh
- Tổ chức thực hiện công việc
- Soạn thảo và ban hành văn bản
- Giao tiếp ứng xử
- Quan hệ phối hợp
- Sử dụng công nghệ thông tin
- Ngoại ngữ
(2) Nhóm năng lực chuyên môn
- Khả năng phân tích, tổng hợp
- Khả năng tiếp xúc đối ngoại
- Khả năng tiếp thu và phản biện
- Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ
(3) Nhóm năng lực quản lý
- Tư duy tự đào tạo
- Quản lý hồ sơ
- Ra quyết định
Tất cả những yêu cầu về năng lực nêu trên đều phải được đánh giá ở cấp độ 3. Trừ khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ thì chỉ cần phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
Thông tư 12/2022/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?