Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao?

Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao?

Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao?

Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn 2024 với 443/456 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 92,48% tổng số đại biểu Quốc hội). Luật Công đoàn 2024 có 06 chương, 37 điều. Theo đó, Luật Công đoàn 2024 có một số điểm mới nổi bật như sau:

Tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn:

Cụ thể, tại Điều 29 Luật Công đoàn 2024 có quy định về tài chính công đoàn như sau:

- Nguồn tài chính công đoàn bao gồm:

+ Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

+ Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;

+ Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

+ Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Chính phủ quy định phương thức, thời hạn và nguồn đóng kinh phí công đoàn; trường hợp không đóng hoặc chậm đóng kinh phí công đoàn; nội dung ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.

Đối chiếu quy định nêu trên với khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn 2012, có thể thấy, Luật Công đoàn 2024 vẫn sẽ tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Người lao động nước ngoài được gia nhập công đoàn:

Căn cứ tại Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn như sau:

- Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.

- Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật Công đoàn 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở sẽ được gia nhập công đoàn cơ sở.

Quy định rõ các cấp của Công đoàn Việt Nam:

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật Công đoàn 2024 quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 04 cấp sau đây:

- Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở bao gồm liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp huyện); công đoàn ngành địa phương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn:

Căn cứ tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 có quy định về các trường hợp được miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn bao gồm:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật thì được xem xét miễn số tiền chưa đóng kinh phí công đoàn.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được xem xét giảm mức đóng kinh phí công đoàn.

- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí công đoàn thì được xem xét tạm dừng đóng kinh phí công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp tục đóng kinh phí công đoàn và đóng bù kinh phí công đoàn cho thời gian tạm dừng đóng. Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

- Chính phủ thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn; quy định chi tiết các nội dung khác của Điều 30 Luật Công đoàn 2024.

Bổ sung quyền phản biện xã hội của Công đoàn:

Cụ thể, tại Điều 17 Luật Công đoàn 2024 quy định về quyền phản biện xã hội của Công đoàn như sau:

- Công đoàn có quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến, phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án của cơ quan nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của đoàn viên công đoàn, người lao động.

Ý kiến phản biện xã hội của Công đoàn được nghiên cứu tiếp thu, giải trình theo quy định của pháp luật.

- Công đoàn có trách nhiệm đề xuất nội dung và thực hiện phản biện xã hội theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bổ sung quyền giám sát của Công đoàn:

Tại Điều 16 Luật Công đoàn 2024 quy định về giám sát của Công đoàn như sau:

- Giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hoạt động chủ trì giám sát.

- Hoạt động tham gia giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Công đoàn thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn mang tính xã hội, bao gồm việc theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị trong xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, thỏa ước lao động tập thể, thực hiện dân chủ ở cơ sở và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức Công đoàn.

- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn đối với người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung giám sát được thực hiện theo quy định của Luật này, luật khác có liên quan và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

+ Khách quan, công khai, minh bạch;

+ Xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;

+ Không trùng lặp về nội dung, thời gian với hoạt động kiểm tra, thanh tra và hoạt động giám sát khác; không làm cản trở hoạt động bình thường của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.

- Hoạt động chủ trì giám sát của Công đoàn thực hiện theo các hình thức sau đây:

+ Nghiên cứu, xem xét văn bản, báo cáo của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát;

+ Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;

+ Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước;

+ Tổ chức đoàn giám sát.

- Khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát, Công đoàn có quyền, trách nhiệm sau đây:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát bao gồm nội dung, hình thức, đối tượng, thời gian và các nội dung cần thiết khác để bảo đảm thực hiện giám sát;

+ Thông báo trước về chương trình, kế hoạch giám sát và yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan báo cáo bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát;

+ Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát trao đổi, làm rõ những vấn đề cần thiết qua giám sát;

+ Kiến nghị người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát hoặc người có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước;

+ Kiến nghị xem xét trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua giám sát;

+ Thông báo kết quả giám sát đến người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; xem xét, giải quyết khi có kiến nghị về kết quả giám sát.

- Người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát có quyền, trách nhiệm sau đây:

+ Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát;

+ Bố trí thời gian, địa điểm, thành phần làm việc theo yêu cầu của đoàn giám sát;

+ Được trao đổi, làm rõ về các nội dung giám sát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;

+ Được kiến nghị xem xét lại kết quả giám sát, kiến nghị sau giám sát khi cần thiết;

+ Thực hiện theo yêu cầu, kiến nghị quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 6 Điều 16 Luật Công đoàn 2024;

+ Thực hiện kiến nghị sau giám sát.

Trên đây là tổng hợp một số điểm mới Luật Công đoàn 2024.

Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao? (Hình từ internet)

Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao? (Hình từ internet)

Giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn ra sao?

Căn cứ tại Điều 35 Luật Công đoàn 2024 quy định về giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn như sau:

- Việc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn trong quan hệ lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

- Việc giải quyết tranh chấp về quyền công đoàn trong quan hệ khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Tranh chấp về quyền công đoàn liên quan đến việc không thực hiện hoặc từ chối thực hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Công đoàn 2024 thì công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ khi nào?

Tại Điều 37 Luật Công đoàn 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:

- Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

- Luật Công đoàn 2012 hết hiệu lực từ 01/7/2025.

- Luật Công đoàn 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2024.

Luật Công đoàn 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp điểm nổi bật Luật Công đoàn 2024 thế nào? Chi tiết các điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn 2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Luật Công đoàn 2024
274 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Luật Công đoàn 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Luật Công đoàn 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào