Tổng hợp các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước mới nhất 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT như thế nào?
Các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước mới nhất theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BNTMT Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước thì các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
Ký hiệu | Tên biểu mẫu | Tải về |
Mẫu số 01 | Quyết định kiểm tra | |
Mẫu số 02 | Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra | |
Mẫu số 03 | Kế hoạch tiến hành kiểm tra | |
Mẫu số 04 | Biên bản công bố quyết định kiểm tra | |
Mẫu số 05 | Biên bản kiểm tra hiện trường | |
Mẫu số 06 | Biên bản làm việc | |
Mẫu số 07 | Thông báo kết thúc kiểm tra trực tiếp | |
Mẫu số 08 | Thông báo tạm dừng kiểm tra | |
Mẫu số 09 | Quyết định đình chỉ kiểm tra | |
Mẫu số 10 | Báo cáo kết quả kiểm tra | |
Mẫu số 11 | Thông báo kết quả kiểm tra |
Các mẫu đơn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước mới nhất theo Thông tư 04/2024/TT-BTNMT được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Mục đích của việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước là gì?
Theo Điều 83 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước như sau:
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước
1. Mục đích của kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phát hiện tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
2. Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện dấu hiệu vi phạm; không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị; khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
3. Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp có thể gia hạn một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 10 ngày.
4. Trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước;
b) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Như vậy mục đích của việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra; phát hiện tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
Hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước được quy định ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 04/2024/TT-BNTMT quy định về hình thức và nội dung kiểm tra như sau:
Hình thức và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra bao gồm kế hoạch kiểm tra của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Y tế và kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:
a) Có chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên nước qua thông tin, số liệu quan trắc, giám sát, báo cáo của tổ chức, cá nhân, gồm: thông tin, dữ liệu quan trắc, giám sát từ Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia; hệ thống theo dõi, vận hành hồ chứa của cơ quan quản lý; báo cáo định kỳ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân; thông tin số liệu thu được trong quá trình thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép khai thác tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò nước dưới đất và hồ sơ kê khai, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hoặc trong quá trình tiếp nhận kê khai, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các nguồn thông tin khác của cơ quan quản lý có liên quan;
c) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; sụt, lún đất; gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
d) Phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, các phương tiện truyền thông, thông tin và các nguồn thông tin khác.
3. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này xác định nội dung kiểm tra trong kế hoạch kiểm tra hằng năm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước.
Theo đó, có hai hình thức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước bao gồm: Kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?