Tổng hợp các mẫu cam kết về thi công xây dựng mới nhất? Tải về mẫu cam kết về thi công xây dựng ở đâu?
Tổng hợp các mẫu cam kết về thi công xây dựng mới nhất? Tải về mẫu cam kết về thi công xây dựng ở đâu?
các mẫu cam kết về thi công xây dựng để đảm bảo công trình của mình được thực hiện đúng tiến độ và tiêu chuẩn. Trong các dự án xây dựng, các mẫu cam kết về thi công xây dựng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự hợp tác giữa các bên liên quan, giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tranh chấp. Các mẫu cam kết về thi công xây dựng không chỉ giúp làm rõ trách nhiệm mà còn cung cấp cơ sở pháp lý trong trường hợp có sự chậm trễ hay không tuân thủ kế hoạch.
DƯỚI ĐÂY LÀ TỔNG HỢP CÁC MẪU CAM KẾT VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG MỚI NHẤT:
MẪU SỐ 1: Bản cam kết đảm bảo an toàn thi công
MẪU SỐ 2: Bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng
MẪU SỐ 3: Bản cam kết thực hiện an toàn lao động
MẪU SỐ 4: Bản cam kết tiến độ thi công
MẪU SỐ 5: Bản cam kết chịu trách nhiệm xây dựng, cải tạo nhà ở
Mẫu số | Tên Mẫu | Nội dung |
1 | Bản cam kết đảm bảo an toàn thi công | |
2 | Bản cam kết đảm bảo an toàn cho công trình liền kề khi xây dựng | |
3 | Bản cam kết thực hiện an toàn lao động | |
4 | Bản cam kết tiến độ thi công | |
5 | Bản cam kết chịu trách nhiệm xây dựng, cải tạo nhà ở |
*Lưu ý: Các mẫu cam kết về thi công xây dựng chỉ mang tính chất tham khảo!
Việc sử dụng các mẫu cam kết về thi công xây dựng là cách để đặt nền tảng rõ ràng cho tiến độ, chất lượng, và an toàn lao động trong quá trình thi công. Với các mẫu cam kết về thi công xây dựng chuẩn và phù hợp, sẽ có thể kiểm soát hiệu quả hơn, đảm bảo dự án được thực hiện suôn sẻ từ đầu đến cuối.
Tổng hợp các mẫu cam kết về thi công xây dựng mới nhất? Tải về mẫu cam kết về thi công xây dựng ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Quy định về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình như thế nào?
Căn cứ tại Điều 111 Luật Xây dựng 2014 quy định về yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình được quy địnhcụ thể như sau:
(1) Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
(3) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
(4) Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
(5) Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
(6) Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
Trong đó, theo quy định tại khoản 38 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thi công xây dựng công trình gồm:
- Xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi;
- Phá dỡ công trình;
- Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
An toàn trong thi công xây dựng công trình ra sao?
Căn cứ tại Điều 115 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về việc an toàn trong thi công xây dựng công trình cụ thể như sau:
(1) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
(2) Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình;
- Phối hợp với các nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động;
- Thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.
(3) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường.
(4) Trường hợp vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn đã được chấp thuận để kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.
(5) Máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy hoạch làm căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng là cơ sở xem xét cấp giấy phép xây dựng gồm những loại quy hoạch nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quan hệ lao động theo Thông tư 11?
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?