Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có được cầm cố giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước làm tài sản bảo đảm để vay tái cấp vốn không?
- Trái phiếu đặc biệt có phải giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước không?
- Trái phiếu đặc biệt được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá bao nhiêu?
- Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có được cầm cố giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước làm tài sản bảo đảm để vay tái cấp vốn không?
Trái phiếu đặc biệt có phải giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN thì trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có giá có thời hạn do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN về các loại giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các loại giấy tờ có giá gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn:
d) Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
đ) Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
e) Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
g) Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Như vậy, kể từ ngày Thông tư 16/2022/TT-NHNN có hiệu lực (17/01/2023) thì trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
Đồng thời để được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN như sau:
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên
- Thuộc đối tượng được công nhận là loại giấy tờ có giá
- Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn
Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh, hoa văn, chữ số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có được cầm cố giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước làm tài sản bảo đảm để vay tái cấp vốn không? (Hình từ internet)
Trái phiếu đặc biệt được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước có mệnh giá bao nhiêu?
Theo quy đinh tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN về nội dung này như sau:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
...
3. Mệnh giá giấy tờ có giá
Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Như vậy, mệnh giá của trái phiếu đặc biệt lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước thấp nhất là 100.000 đồng.
Tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt có được cầm cố giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước làm tài sản bảo đảm để vay tái cấp vốn không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-NHNN ghi nhận một trong các điều kiện bắt buộc để tổ chức tín dụng sở hữu trái phiếu đặc biệt được tái cấp vốn đó là trái phiếu đặc biệt mà tổ chức tín dụng dùng làm cơ sở tái cấp vốn phải được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước, cụ thể như sau:
Điều kiện đối với trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn
Trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Trái phiếu đặc biệt thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng, đang được lưu ký tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
2. Không phải là trái phiếu đặc biệt đang trong quá trình thanh toán.
3. Không trong bảng kê trái phiếu đặc biệt mà tổ chức tín dụng đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn thời hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản).
4. Tại ngày tổ chức tín dụng lập Bảng kê trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn và ngày tổ chức tín dụng cập nhật Bảng kê trái phiếu đặc biệt theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này, thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt dài hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn tối thiểu 06 tháng.
Như vậy, ngoài điều kiện phải được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước thì tổ chức tín dụng muốn sử dụng trái phiếu đặc biệt để làm cơ sở tái cấp vốn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Ngoài ra, tại Điều 15 Thông tư 16/2022/TT-NHNN có ghi nhận về việc tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm cầm cố giấy tờ có giá giá nói chung và trái phiếu đặc biệt nói riêng như sau:
- Sau khi thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của thành viên, thành viên chuyển giao các giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp giải ngân tại Sở Giao dịch: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thực hiện chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp giải ngân tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thực hiện giải ngân khoản vay.
- Trường hợp thành viên có nhu cầu đổi giấy tờ có giá, căn cứ vào Giấy đề nghị đổi giấy tờ có giá của thành viên theo Phụ lục 2b/LK ban hành kèm theo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nuớc (Sở Giao dịch) thực hiện kiểm tra và hạch toán theo quy định bảo đảm nguyên tắc giải tỏa tài sản bảo đảm sau khi đã hoàn thành việc bổ sung tài sản bảo đảm mới.
- Trường hợp thành viên hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi, căn cứ vào đề nghị hoàn trả của thành viên và chứng từ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 15/2022/TT-NHNN và Thông tư 16/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?