Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức định kỳ 02 lần vào tháng 07 và tháng 11 hàng năm đúng không?
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức định kỳ 02 lần vào tháng 07 và tháng 11 hàng năm phải không?
Tại khoản 2 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định về việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Tuyển dụng công chức
...
2. Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.
Ngày 21/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2023/NĐ-CP Quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP nêu trên thì việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức định kỳ 02 lần vào tháng 07 và tháng 11 hàng năm? (Hình từ Internet)
Việc thông báo tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được quy định thế nào?
Việc thông báo tổ chức kiểm định được quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, Bộ Nội vụ thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Điều kiện đăng ký dự kiểm định.
b) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, số điện thoại của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, chi phi dự kiểm định và số tài khoản nộp chi phí dự kiểm định.
c) Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
3. Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, Bộ Nội vụ thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
4. Người đăng ký dự kiểm định điền Phiếu đăng ký dự kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai kế hoạch kiểm định.
Như vậy, chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định, Bộ Nội vụ thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức với những nội dung theo quy định nêu trên.
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức ra sao?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm những nội dung như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
- Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Như vậy, công tác thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải tuân thủ theo 05 nguyên tắc nêu trên.
Nghị định 06/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?