Tổ chức hoạt động hè 2023 tăng cường kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non tại TPHCM như thế nào?
Công tác tổ chức gửi trẻ trong hè tại TPHCM theo hướng dẫn mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 2673/SGDĐT-GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về công tác tổ chức gửi trẻ trong hè như sau:
- Theo điều kiện thực tế; nhu cầu gửi trẻ của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ; sự tự nguyện đăng ký tham gia của giáo viên, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức hoạt động hè từ ngày 15/6/2023 đến hết ngày 15/8/2023.
- Trong thời gian hè, các cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất cần đảm bảo an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của trẻ.
- Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh; an toàn sức khỏe cho trẻ, an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt của trẻ; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng: tự phục vụ, hoạt động vui chơi, trải nghiệm, rèn luyện thể lực… Đặc biệt đảm bảo đủ số lượng giáo viên/trẻ theo quy định.
- Căn cứ khung thời gian năm học mới 2023-2024, các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức “Ngày hội Bé đến trường”.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn công tác tổ chức hoạt động hè năm 2023 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 2673/SGDĐT-GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về công tác tổ chức hoạt động hè năm 2023 như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tiếp tục hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non độc lập thực hiện đầy đủ nghiêm túc các quy định theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục.
- Cơ sở giáo dục mầm non tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn hè do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo quy định.
- Phân công bố trí giáo viên phụ trách nhóm, lớp trong thời gian đầu hè để giáo viên có điều kiện chuẩn bị xây dựng môi trường giáo dục; nghiên cứu phát triển nội dung chương trình theo độ tuổi được phân công.
- Đối với trẻ mới, cơ sở giáo dục mầm non tạo điều kiện cho cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ đưa trẻ vào làm quen với trường, nhóm, lớp, chế độ sinh hoạt…
- Phân công cán bộ quản lý trực, giải quyết công việc. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất khi xảy ra sự việc bất thường.
- Thực hiện công khai danh sách các cơ sở giáo dục mầm non đã được cấp phép trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
- Các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức các hoạt động ngoại khóa cần rà soát hồ sơ pháp lý về giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động (lưu ý thời hạn), chương trình, hồ sơ nhân sự…của đơn vị liên kết.
- Việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh, cần rà soát thực hiện theo Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT; nhất là các chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt; giáo viên đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ sư phạm giáo dục mầm non hoặc phương pháp cho trẻ làm quen tiếng Anh.
- Tăng cường quản lý chất lượng bữa ăn của trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm cân đối, hợp lý về dinh dưỡng.
- Tiếp tục hỗ trợ cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ cập nhật thông tin của trẻ phục vụ tuyển sinh đầu cấp.
Tổ chức hoạt động hè 2023 tăng cường kiểm tra các cơ sở giáo dục mầm non tại TPHCM như thế nào?
Hướng dẫn về công tác kiểm tra giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục mầm non tại TPHCM như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Công văn 2673/SGDĐT-GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn về công tác kiểm tra giám sát hoạt động các cơ sở giáo dục mầm non như sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc tổ chức hoạt động hè của các cơ sở giáo dục mầm non.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra hoạt động các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn.
- Phát huy sự giám sát của ban ngành, đoàn thể trong việc phát hiện các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập hoạt động không phép; hoạt động sai phép; có số trẻ vượt quy định, không đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ, không đảm bảo quy chế chuyên môn…
- Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai các nội dung trên, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; các đơn vị báo cáo kịp thời về Sở Giáo dục và Đào tạo (qua Phòng Giáo dục Mầm non) để được hướng dẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?