Tổ chức Đảng ở Hội quần chúng được quy định như thế nào theo Quyết định 118-QĐ/TW? Trách nhiệm của Hội quần chúng là gì?
Tổ chức Đảng ở Hội quần chúng được quy định như thế nào theo Quyết định 118-QĐ/TW?
Tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 quy định về tổ chức Đảng ở Hội quần chúng quy định như sau:
- Tổ chức đảng ở hội gồm đảng đoàn, đảng bộ, chi bộ được thành lập theo quy định, là cầu nối giữa Đảng với hội viên của hội.
- Đảng đoàn hội do Ban Bí thư thành lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Bí thư, thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với hội theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
- Tập thể lãnh đạo hội không có đảng đoàn gồm ban thường vụ đảng ủy (hoặc chi ủy) và ban thường vụ hội thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ đạo đối với hội. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức đảng các hội sắp xếp, kiện toàn theo hướng bí thư là chủ tịch hội, phó bí thư là phó chủ tịch hội, các ủy viên ban thường vụ đảng ủy (hoặc chi ủy) là lãnh đạo hội và cấp trưởng một số ban, đơn vị của hội.
- Đảng bộ, chi bộ ở hội là tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương hoặc Đảng bộ thành phố Hà Nội.
- Đảng viên là người làm việc thường xuyên tại hội phải tham gia sinh hoạt tại tổ chức đảng ở hội; đóng vai trò nòng cốt, nêu cao trách nhiệm, tinh thần tiên phong, gương mẫu của đảng viên sinh hoạt tại hội, nhất là người đứng đầu.
Tổ chức Đảng ở Hội quần chúng được quy định như thế nào theo Quyết định 118-QĐ/TW? (Hình từ Internet)
Hội quần chúng có trách nhiệm gì theo Quyết định 118-QĐ/TW?
Trách nhiệm của Hội quần chúng được quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW như sau:
- Phổ biến, tuyên truyền, vận động hội viên, các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, quyết định liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; thực hiện nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao, tăng cường đồng thuận xã hội.
- Tổ chức hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của hội; chỉ đạo, quản lý chặt chẽ hoạt động của các pháp nhân trực thuộc hội; quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản được giao, các loại quỹ theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều lệ hội; chấp hành hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng.
- Phát triển, tập hợp, đoàn kết hội viên trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động; đại diện, bảo vệ, phản ánh, kiến nghị, phối hợp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, các tầng lớp Nhân dân.
- Định kỳ 6 tháng, 1 năm và khi có yêu cầu gửi báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động đến các ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu hội là tổ chức thành viên), Bộ Nội vụ và bộ quản lý nhà nước đối với hội.
- Xin ý kiến ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo hội về chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm và đại hội nhiệm kỳ; mời đại diện ban đảng, các cơ quan được phân công theo dõi, chỉ đạo hội dự họp đảng đoàn (đối với hội có đảng đoàn), dự họp ban thường vụ (đối với hội không có đảng đoàn).
- Việc thay đổi trụ sở, mở văn phòng đại diện, thành lập pháp nhân trực thuộc hội phải bảo đảm đúng quy định pháp luật và thông báo bằng văn bản tới ban đảng được phân công theo dõi, chỉ đạo hội và bộ quản lý nhà nước có liên quan.
Bên cạnh đó, Hội quần chúng làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số theo điều lệ hội. Các đơn vị tham mưu, giúp việc làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Quyền của Hội quần chúng là gì?
Tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 118-QĐ/TW quy định về quyền của Hội quần chúng như sau:
- Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội.
- Được giao thực hiện một số hoạt động chuyên môn, dịch vụ công phù hợp với lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định.
- Tham gia tư vấn, phản biện chính sách, chương trình, đề tài, dự án theo đề nghị của cơ quan nhà nước. Chủ trì hoặc tham gia đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội.
- Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được tổ chức một số hoạt động kinh tế; tiếp nhận nguồn lực hợp pháp trong nước và ngoài nước gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ được giao; quan hệ hợp tác với tổ chức, cá nhân; tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân và một số cơ chế hợp tác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?