Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Căn cứ Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988 có đề cập như sau:
- Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988
Họp từ ngày 16 - 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức; phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lập lại trật tự xã hội trên mặt trận lưu thông phân phối... Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam; đồng chí Vũ Định được bầu làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Tổng Thư ký.
Như vậy, tại Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988 đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929 làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào? Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội? (Hình từ internet)
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Căn cứ đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023.
Tính đến năm 2023, Công đoàn Việt Nam đã trải qua các kỳ đại hội sau:
- Đại hội I Công đoàn Việt Nam
- Đại hội II Công đoàn Việt Nam
- Đại hội III Công đoàn Việt Nam
- Đại hội IV Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1978 - 1983
- Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988
- Đại hội VI Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1988 - 1993
- Đại hội VII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1993 - 1998
- Đại hội VIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1998 - 2003
- Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2003 - 2008
- Đại hội X Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2008 - 2013
- Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2013-2018
- Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2018 - 2023
Như vậy, Công đoàn Việt Nam đã trải qua 12 kỳ đại hội. Sắp tới là Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy lần đổi tên?
Căn cứ đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam 2023 được ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023.
Đại hội thông qua Chương trình, Điều lệ của Công hội, quyết định ra Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ.
Tính đến năm 2023, Công đoàn Việt Nam đã có các tên gọi như sau:
- Công hội Đỏ (1929 - 1935), đã tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức, lãnh đạo công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, đấu tranh cách mạng để giành độc lập cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo công nhân của nhiều ngành ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Biên Hoà, Hà Tiên, Pleiku, Sài Gòn, Gia Định, Quảng Nam... tham gia và giành được những thắng lợi nhất định.
- Nghiệp đoàn Ái hữu (1936 - 1939), mục tiêu của Nghiệp đoàn Ái hữu là đòi tự do nghiệp đoàn, đòi thực hiện dân sinh dân chủ, nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi... từ năm 1936 - 1939, có hàng vạn cuộc đấu tranh của công nhân buộc thực dân Pháp phải chấp nhận một số yêu cầu: tăng lương, giảm giờ làm, tự do hoạt động nghiệp đoàn, tự do hội họp, chống chủ sa thải và đánh đập công nhân.
- Hội Công nhân phản đế (1939 -1941), với nhiệm vụ là đấu tranh bảo vệ lợi ích hàng ngày của công nhân, làm cách mạng lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, giải phóng giai cấp và dân tộc, lãnh đạo các cuộc bãi công.
- Hội Công nhân cứu quốc (1941 - 1946), dưới sự lãnh đạo của Đảng, với hình thức tổ chức thích hợp, mục tiêu đấu tranh rõ ràng, phong trào công nhân cứu quốc phát triển mạnh mẽ ở Bắc kỳ, Trung kỳ, nhất là ở các địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Hòn Gai... Tháng 8/1945, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng với nhân dân cả nước đánh đổ phát xít Nhật và chính quyền phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1946 - 1961), trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn” và thành lập “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”, công đoàn các cấp đã động viên công nhân tham gia chiến đấu, vận động công nhân xây dựng cơ sở sản xuất, phục vụ kháng chiến lâu dài, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tổng Công đoàn Việt Nam (1961 - 1988), từ ngày 23 - 27/2/1961 Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1988 đến nay), Đại hội VI Công đoàn Việt Nam (họp từ ngày 17 - 20/10/1988) đã quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, Công đoàn đã có 07 tên gọi qua các thời kỳ, và hiện tại, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tên gọi của công đoàn Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?