Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều kiện gì?
- Tác phẩm khuyết danh là gì? Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp nào?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm khuyết danh gồm những giấy tờ nào?
Tác phẩm khuyết danh là gì? Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP khái niệm như sau: Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.
Căn cứ Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022
Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sáng tạo do cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu;
b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước;
c) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chết không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
2. Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật này;
b) Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
3. Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý hoặc nhận chuyển nhượng.
Bên cạnh đó, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì? (Hình internet)
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan.
Điều 23. Sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.
Như vậy, quy định nêu rõ tác phẩm khuyết danh được Nhà nước đại diện quản lý hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi đi kèm.Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc nộp hồ sơ thực hiện sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm khuyết danh gồm những giấy tờ nào?
Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này) TẢI VỀ
- Kế hoạch sử dụng;
- Tài liệu chứng minh đã nỗ lực tìm kiếm theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
+ Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm thông tin về chủ thể quyền tại Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Văn bản về việc tìm kiếm chủ thể quyền gửi đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nhu cầu sử dụng và đã qua 30 ngày kể từ ngày gửi mà không nhận được trả lời hoặc được trả lời là không biết thông tin về chủ thể quyền.
+ Trường hợp không có tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực thì gửi văn bản đến ít nhất 02 tổ chức, cá nhân đã hoặc đang sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó (nếu có);
+ Tài liệu chứng minh đã sử dụng thiết bị tìm kiếm thông tin chủ thể quyền trên mạng viễn thông và mạng Internet.
- Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);
- Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?