Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?

Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?

Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục 1 Phần I Quyết định 1080/QĐ-BCT năm 2024 về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024, tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 như sau:

Trong thời gian vừa qua, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo chất lượng và hiệu quả, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Kết quả cụ thể như sau:

- Triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT)

Đến thời điểm này, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đang cung cấp 236 DVCTT (228 DVCTT toàn trình, 08 DVCTT một phần), với hơn 49.000 doanh nghiệp tham gia khai báo. Tổng số hồ sơ nộp qua các DVCTT của Bộ trong năm 2023 là 1.969.374 bộ hồ sơ, tương ứng hơn 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Trong năm 2023, Bộ Công Thương thông qua các kênh liên lạc khác nhau như điện thoại, email đã hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các TTHC, DVCTT. Tổng số lượt hỗ trợ vào khoảng hơn 16.000 lượt.

Về thanh toán trực tuyến, theo quy định tại Thông tư 36/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), kể từ khi triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng chính thức (21/7/2023) đến năm 2023, đã có 709.797 bộ hồ sơ C/O được nộp phí.

- Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Bộ Công Thương hiện đã kết nối 16 nhóm dịch vụ công trực tuyến với Cơ chế một cửa quốc gia.

Tổng số hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia trong năm 2023 là 300.475 bộ hồ sơ.

Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), trao đổi 258.163 bộ hồ sơ với tất cả các nước trong khối ASEAN kể từ đầu năm.

Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bên cạnh việc trao đổi dữ liệu C/O điện tử mẫu D với ASEAN, hiện nay Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính đưa vào vận hành chính thức việc trao đổi dữ liệu về xuất xứ hàng hóa điện tử với đối tác Hàn Quốc từ năm 2023.

Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, dữ liệu điện tử của C/O mẫu VK và Mẫu AK đã được kết nối và trao đổi thông suốt giữa hai bên, tổng số hồ sơ điện tử (C/O xuất khẩu) đã trao đổi với các nước là 117.305 bộ hồ sơ.

- Kết nối, tích hợp Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương với Cổng Dịch vụ công quốc gia

Hiện Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 129 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến hết 2023, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đã đồng bộ 1.639.399 triệu bộ hồ sơ điện tử với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Với những kết quả đã đạt được như đã nêu ở phần trên, Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương được đánh giá đã phục vụ người dân, doanh nghiệp với chất lượng tốt, ổn định, Cổng Dịch vụ công của Bộ Công Thương cũng đã được ghi nhận là một trong 03 Cổng Dịch vụ công đứng đầu trong khối các Bộ, ngành đạt hiệu quả tốt cả về chất lượng và số lượng hồ sơ trực tuyến đã nộp.

- Số hóa hồ sơ TTHC, kết quả thực hiện TTHC còn hiệu lực

Trong năm 2023, tỉ lệ hồ sơ số hóa của Bộ Công Thương trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt 1.607.972 hồ sơ trên tổng số 1.639.399, tương ứng 98,08% tổng số hồ sơ của Bộ Công Thương được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Tổng số kết quả thực hiện TTHC còn hiệu lực được số hóa và gửi lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia là 1.608.431 hồ sơ trên tổng số 1.639.399, tương ứng 98,11% tổng số hồ sơ của Bộ Công Thương được đồng bộ lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?

Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì? (Hình từ Internet)

Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?

Căn cứ Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1080/QĐ-BCT năm 2024, mục tiêu Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 như sau:

- 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Công Thương được xác thực điện tử, ngoại trừ các dịch vụ yêu cầu sự hiện diện bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin (HTTT) một cửa điện tử Bộ Công Thương được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện triển khai DVCTT toàn trình.

- Tích hợp 100% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình đủ điều kiện, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt tối thiểu 45%.

- Đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; các HTTT của Bộ Công Thương có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia không phải cung cấp lại.

- 100% kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực được số hóa trên môi trường điện tử.

- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC của Bộ Công Thương.

- 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương và giữa Bộ Công Thương với các cơ quan nhà nước khác được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- 90% hồ sơ công việc tại Bộ Công Thương được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ Công Thương theo phân cấp quản lý được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử.

- 100% HTTT được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương được tuyên truyền phổ cập kiến thức, kỹ năng số cơ bản; 80% cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Công Thương được tuyên truyền/phổ biến, tập huấn về an toàn thông tin (ATTT), chuyển đổi số.

- Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt các giải pháp bảo vệ.

- Tối thiểu 30% hoạt động kiểm tra của Bộ Công Thương được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin điện tử.

- 100% DVCTT thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu đã thống nhất với Bộ Tài chính được tích hợp lên Cơ chế một cửa quốc gia.

Hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương đến nay ra sao?

Theo những kết quả đạt được tại tiểu mục 3 Mục I Phần I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1080/QĐ-BCT năm 2024, tình hình hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương đến nay như sau:

Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ đặt tại 54 Hai Bà Trưng được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2010, là nơi cung cấp các dịch vụ CNTT chính như dịch vụ email, Cổng thông tin điều hành tác nghiệp nội bộ, hệ thống quản lý văn bản điện tử, một số cơ sở dữ liệu... và kết nối Internet cho cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công Thương.

Với số lượng hơn 50 máy chủ đã được đầu tư, trang bị từ lâu, có thể thấy rằng khả năng đáp ứng nhu cầu của các hệ thống phần cứng ở thời điểm này chỉ ở mức tối thiểu.

Để khắc phục vấn đề này, từ năm 2019 trở lại đây, Bộ Công Thương đã từng bước tái cấu trúc hạ tầng CNTT, đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, an ninh của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thông qua việc thuê hạ tầng CNTT tại các nhà cung cấp dịch vụ lớn như FPT, Viettel, VNPT.

Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?
Pháp luật
Có những nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Danh mục những dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia trong Quý I 2024?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đủ điều kiện cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình năm 2023?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến về môi trường bao gồm những gì? Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường thuộc về cơ quan nào?
Pháp luật
Đến năm 2025, 100% các thủ tục quá cảnh và nhập cảnh được thực hiện dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4?
Pháp luật
Sẽ có Thông tư giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo hướng ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp?
Pháp luật
Đến năm 2025, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử?
Pháp luật
Thông tư 63/2023/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư về phí, lệ phí nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến thế nào?
Pháp luật
Cá nhân phải sửa thông tin tài khoản truy cập hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã được cấp của Bộ Công thương trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công trực tuyến
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
258 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công trực tuyến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào