Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao? Chị B.N - Hà Nội.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi:

- Thực hiện theo Điều 4 của TCVN 8297:2009.

- Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình do tư vấn khảo sát thực hiện trong giai đoạn thiết kế và chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu thi công phải xây dựng mới hệ thống lưới khống chế mặt bằng địa hình và lưới khống chế cao độ địa hình riêng phục vụ công tác thi công. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng lưới khống chế mặt bằng địa hình theo TCVN 8224:2009 và xây dựng lưới khống chế cao độ địa hình theo TCVN 8225:2009.

- Sau khi đã đào và dọn móng phải bố trí lại các cọc mốc (tim tuyến đập và các mặt cắt ngang). Các cọc đầu tiên của mặt cắt cần được bố trí cách xa đường viền chân đập một khoảng cách phù hợp đảm bảo không bị phủ lấp hoặc đào mất trong quá trình thi công đắp đập.

- Trong quá trình thi công phải định kỳ đo đạc và vẽ trên bản vẽ mặt cắt (cắt dọc và cắt ngang) vị trí các khối vật liệu khác nhau đã được đắp trong thân đập.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về việc dẫn dòng thi công và tiêu nước trong quá trình thi công theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 như thế nào?

Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 về việc dẫn dòng thi công và tiêu nước trong quá trình thi công như sau:

- Ngoài yêu cầu thực hiện các quy định liên quan có trong các TCVN sau đây còn phải thực hiện các quy định từ 5.2 đến 5.5:

+ Yêu cầu kỹ thuật chung về công tác dẫn dòng thi công và tiêu nước trong quá trình thi công theo Điều 5 TCVN 8297:2009

+ Thiết kế, thi công dẫn dòng thi công và chặn dòng ở cửa hạp long theo TCVN 9160:2012.

+ Thiết kế, thi công hạ thấp mực nước ngầm và tiêu nước hố móng theo TCVN 9903: 2014.

Chú thích:

- Trường hợp đập đất đá bố trí ở lòng sông thì phương án dẫn dòng thích hợp nhất là thi công theo sơ đồ ngăn dòng một đợt (đê quây được đắp toàn tuyến)

- Trường hợp trong thân đập lòng sông có bố trí đập tràn, cống lấy nước hoặc cửa lấy nước vào nhà máy thủy điện thì có thể dẫn dòng thi công theo sơ đồ ngăn dòng nhiều đợt (dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp).

- Không được đổ phế thải xây dựng trong khu vực nối tiếp giữa móng đê quây hoặc công trình dẫn dòng với vai đập và thân đập. Móng đê quây cần được xử lý tốt để đảm bảo chất lượng đất đắp và khả năng chống thấm của đê quây. Trong trường hợp sử dụng đường hầm, cống hay kênh hở phục vụ dẫn dòng thi công, cần có biện pháp phòng tránh hiện tượng tắc nghẽn do vật trôi nổi như gỗ, rác hoặc bùn trôi vào.

- Cần khảo sát và phát hiện kịp thời những yếu tố có thể tác động xấu đến quá trình dẫn dòng thi công. Nếu phát hiện thấy những yếu tố bất lợi này phải tiến hành loại bỏ hoặc có ngay giải pháp phù hợp để khắc phục trước khi tiến hành dẫn dòng thi công.

- Đê quây tạm thời trong công trình dẫn dòng có thể được phá dỡ tới độ cao đã được xác định trước khi chặn dòng nhưng phải được đào từ trên xuống dưới.

- Sau khi chặn dòng, ngoài yêu cầu khẩn trương thi công xây dựng theo đúng tiến độ đã được cấp có thẩm quyền thông qua, đảm bảo cả đê quây và thân đập đều vận hành an toàn đáp ứng được yêu cầu phòng chống lũ tương ứng với cấp công trình, nhà thầu thi công còn phải lập kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về các biện pháp đề phòng và xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão.

Việc xử lý nền đập và vai đập theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 được quy định ra sao?

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về xử lý nền đập như sau:

Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu xử lý nền đập và vai đập như sau:

- Tuân thủ điều 6 TCVN 8297:2009, điều 10 và điều 11 của TCVN 10396: 2015 và các quy định khác nêu trong tiêu chuẩn này.

- Đối với nền đập không phải là đá, sau khi đào móng tới cao trình thiết kế nếu thấy địa chất nền móng có sự sai khác so với địa chất đã nêu trong đồ án thiết kế thì phải báo cáo ngay với chủ đầu tư và tư vấn thiết kế biết để có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Xử lý mối gây hại ở nền đập theo TCVN 8479:2010.

- Đối với nền đập là đá sau khi đào bỏ lớp phong hóa không đáp ứng được yêu cầu chịu lực hoặc đào tới cao độ thiết kế phải dọn sạch bề mặt, xử lý bịt kín các khe nứt, đứt gãy, hang hốc, hố khoan bằng vữa xi măng hoặc vật liệu thích hợp.

- Khi nền đập và mái dốc ở vai đập là đá dễ bị phong hóa, dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với môi trường không khí, nếu đào móng xong không đắp lại ngay được thì phải để lại lớp bảo vệ dầy từ 20 cm đến 25 cm. Lớp bảo vệ này chỉ được bóc bỏ trước khi thi công tiếp.

- Xử lý nền đập bằng biện pháp khoan phụt vữa xi măng theo TCVN 8645: 2011.

- Phần nền đá kết nối với bộ phận chống thấm của thân đập phải xử lý đảm bảo không còn nước tồn đọng trong các khe nứt và không có nước từ bên ngoài xâm nhập vào (các khe nứt này đều phải được lấp kín bằng vật liệu phù hợp). Trong mọi trường hợp thi công đều không được đắp đất chống thấm trong điều kiện nền móng bị ngập trong nước.

- Tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xử lý nền đều phải chuyển ra khỏi khu vực nền đập.

- Chỉ được đắp đập sau khi nền đập đã được xử lý theo đúng yêu cầu của thiết kế và được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Công tác nghiệm thu xử lý nền đập trước khi đắp đập thực hiện theo quy định hiện hành.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
1,357 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào