Tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự dự tuyển đi học nước ngoài được sửa đổi như thế nào theo quy định mới?
- Bộ Giáo dục vừa sửa đổi về tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự dự tuyển đi học nước ngoài có đúng không?
- Sửa đổi quy định về thời gian không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khi xin rút không đi học ở nước ngoài?
- Trách nhiệm của và quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn trong việc tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Bộ Giáo dục vừa sửa đổi về tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự dự tuyển đi học nước ngoài có đúng không?
Ngày 15/12/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT.
Theo đó, các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự dự tuyển đi học nước ngoài đã được sửa đổi, cụ thể:
- Về Đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển
Hiện hành thì tại Điều 3 Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài ban hành kèm theo (sau đây gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT quy định đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng các Điều kiện sau:
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
+ Đảm bảo có đủ sức khỏe để tham gia khóa học ở nước ngoài.
+ Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Có văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của từng chương trình học bổng tương ứng.
+ Đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của từng chương trình học bổng.
+ Trong độ tuổi theo quy định của từng chương trình học bổng.
+ Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ và lệ phí tuyển sinh (nếu có) theo quy định tại thông báo tuyển sinh.
+ Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức (đối với ứng viên là công chức, viên chức).
+ Đáp ứng các Điều kiện cụ thể khác của từng chương trình học bổng.
Tuy nhiên theo quy định sửa đổi mới nhất tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT quy định có quy định dẫn chiếu như sau:
Đối tượng và tiêu chuẩn dự tuyển
Đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 86/2021/NĐ-CP
Theo đó, đối tượng dự tuyển đi học nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP.
- Về hồ sơ dự tuyển:
Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT cũng đã sửa đổi nội dung này. Theo đó, quy định mới nêu rõ hồ sơ dự tuyển đi học ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
+ Công văn của cơ quan quản lý trực tiếp cử dự tuyển (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
+ Cam kết thực hiện trách nhiệm của người được cử đi dự tuyển theo yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
+ Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (đối với trường hợp không có cơ quan công tác);
+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng;
+ Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài;
+ Các giấy tờ khác (nếu có) theo yêu cầu của chương trình học bổng và cơ quan cử đi học.
- Về trình tự dự tuyển:
Theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT đã sửa đổi nội dung quy định hiện hành về trình tự dự tuyển đi học nước ngoài. Theo đó, trình tự thực hiện dự tuyển và tuyển chọn ứng viên theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Ứng viên dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan cử đi học;
+ Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ dự tuyển, cơ quan cử đi học tổ chức thực hiện tuyển sinh và thông báo kết quả tuyển chọn cho ứng viên, cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) qua việc thông báo rộng rãi trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thực hiện tuyển sinh.
Tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự dự tuyển đi học nước ngoài được sửa đổi như thế nào theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Sửa đổi quy định về thời gian không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng khi xin rút không đi học ở nước ngoài?
Hiện nay, tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Ứng viên xin rút không đi học
1. Ứng viên đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học vì lý do cá nhân phải có đơn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xin rút không đi học. Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương được cử đi dự tuyển, đơn xin rút không đi học phải được cơ quan công tác xác nhận.
2. Ứng viên đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học vì lý do cá nhân không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trong thời gian 02 năm kể từ ngày nộp đơn xin rút không đi học.
Mới nhất, sửa đổi nội dung này tai khoản 9 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Ứng viên xin rút không đi học
1. Ứng viên đã được tuyển chọn nhưng không đi học phải có thông báo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có).
2. Ứng viên đã được tuyển chọn đi học nước ngoài nhưng không đi học sẽ không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trong thời gian 01 năm kể từ ngày thông báo không đi học, trừ trường hợp có lý do bất khả kháng sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định.
Theo đó, thời gian không được đăng ký dự tuyển các chương trình học bổng do Bộ GD&ĐT quản lý được giảm từ 2 năm xuống còn 1 năm kể từ ngày nộp đơn xin rút không đi học.
Trách nhiệm của và quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn trong việc tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGDĐT (sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 5 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT) có quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn như sau:
- Thống nhất nguyên tắc làm việc và các tiêu chí tuyển chọn ứng viên phù hợp với từng chương trình học bổng;
- Tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng tuyển sinh và các tiêu chí tuyển chọn theo quy định của từng chương trình học bổng;
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đề xuất phương án xử lý khi có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài;
- Phối hợp với đơn vị chủ trì tuyển sinh trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kết quả tuyển chọn ứng viên đi học nước ngoài;
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả tuyển chọn ứng viên.
- Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với thông tin ứng viên dự tuyển cần được bảo vệ.
Thông tư 18/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 30/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?