Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết mới nhất theo Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ra sao?
- Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết mới nhất theo Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ra sao?
- Mã số chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là gì?
- Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là gì?
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định những nhiệm vụ của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết bao gồm:
- Giảng dạy lý thuyết trình độ trung cấp; giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học được phân công giảng dạy; thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia bồi dưỡng cho giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Hướng dẫn thực tập; thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết mới nhất theo Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ra sao?
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết mới nhất theo Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết mới nhất theo Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
- Có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm theo quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
- Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề được phân công giảng dạy và kế hoạch đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo;
- Có năng lực sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học; biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo;
- Có hiểu biết cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; có khả năng tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy;
- Viên chức thăng hạng lên chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số V.09.02.09 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV - Mã số V.09.02.09 hoặc giáo viên trung học (chưa đạt chuẩn) - Mã số 15c.207 hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số V.09.02.09 hoặc giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV - Mã số V.09.02.09 tối thiểu là 01 (một) năm (đủ 12 tháng).
Mã số chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định chức danh, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp như sau:
Chức danh, mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
1. Mã số chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.01;
b) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.02;
c) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.03;
d) Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.04
2. Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên giáo dục nghề nghiệp
a) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp - Mã số: V.09.02.05;
b) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp chính - Mã số: V.09.02.06;
c) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết - Mã số: V.09.02.07;
d) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp thực hành - Mã số: V.09.02.08;
đ) Giáo viên giáo dục nghề nghiệp - Mã số: V.09.02.09.
Theo như quy định trên, mã số chức danh nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là V.09.02.07
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.
3. Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
4. Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, giáo viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết phải tuân theo tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như trên.
Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?