Tiêu chuẩn bổ nhiệm Tuyên truyền viên văn hóa chính là gì? Tuyên truyền viên văn hóa chính được tính hệ số lương thế nào?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Tuyên truyền viên văn hóa chính ra sao?
Căn cứ Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa.
Tuyên truyền viên văn hóa chính là chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa có mã số là V.10.10.34.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL, khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL, khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Tuyên truyền viên văn hóa chính được xác định như sau:
(1) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
- Có trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Tâm huyết với nghề, trung thực, khách quan, thẳng thắn; làm việc khoa học, có chính kiến rõ ràng; có thái độ khiêm tốn, đúng mực khi tiếp xúc với nhân dân; có ý thức đấu tranh với những hành vi sai trái, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Có tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa.
(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động tuyên truyền;
- Nắm vững phương pháp tổ chức, hình thức hoạt động tuyên truyền;
- Nắm vững lịch sử, văn hóa, xã hội trên địa bàn được phân công quản lý;
- Có chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; am hiểu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền;
- Có năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, để được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Tuyên truyền viên văn hóa chính thì cần đáp ứng đủ các điều kiện theo 03 tiêu chuẩn nêu trên.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Tuyên truyền viên văn hóa chính ra sao? Tuyên truyền viên văn hóa chính được tính hệ số lương thế nào? (Hình từ Internet)
Tuyên truyền viên văn hóa chính được tính hệ số lương thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL về việc xếp lương như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tuyên truyền viên văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa chính được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
b) Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề nghiệp tuyên truyền viên văn hóa trung cấp được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL nêu trên thì Tuyên truyền viên văn hóa chính được tính hệ số lương theo ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
Nhiệm vụ chính của Tuyên truyền viên văn hóa chính là gì?
Nhiệm vụ chính của Tuyên truyền viên văn hóa chính được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL với các nội dung sau:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn, hàng năm về hoạt động tuyên truyền của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Chủ trì biên soạn tài liệu và trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tuyên truyền cho cơ sở;
- Chủ trì tổ chức và thực hiện biên tập nội dung chương trình tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; các phong trào, các cuộc vận động lớn; các ngày lễ, kỉ niệm lớn của địa phương và đất nước;
- Tổ chức biên soạn, biên tập các thể loại tin tức, tài liệu tuyên truyền; sáng tác, dàn dựng chương trình, tiết mục văn nghệ, tuyên truyền lưu động; thiết kế, dàn dựng triển lãm, cổ động trực quan;
- Tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động tuyên truyền.
Như vậy, theo quy định thì Tuyên truyền viên văn hóa chính có tổng cộng 05 nhiệm vụ nêu trên.
Thông tư 02/2023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 10/4/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?