Tiêu chí phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học từ 22/7/2022?
- Phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học dựa vào tiêu chí nào?
- Phân loại, sắp xếp chương trình vào ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học?
- Phân loại, sắp xếp ngành đào tạo vào lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học?
Phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học dựa vào tiêu chí nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học quy định việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học dựa vào những tiêu chí sau:
Việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục phải dựa trên việc xác định nguồn gốc phát triển, đối sánh khối lượng và nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên môn, căn cứ:
- Quy định trong chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành ở trình độ tương ứng (nếu có);
- Đặc điểm chung, phổ quát của các chương trình đào tạo đang được thực hiện tại các cơ sở đào tạo khác (nếu chưa có chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành tương ứng).
Tiêu chí phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo giáo dục đại học từ 22/7/2022?
Phân loại, sắp xếp chương trình vào ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học?
Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học quy định việc phân loại, sắp xếp chương trình vào ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học cụ thể như sau:
Phân loại, sắp xếp chương trình đào tạo vào ngành đào tạo
- Một chương trình đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một ngành trong Danh mục khi chứa đựng kiến thức và kỹ năng chuyên môn cốt lõi của ngành đó;
- Trong trường hợp đặc biệt, một chương trình đào tạo mang tính liên ngành có thể được phân loại, sắp xếp đồng thời vào một số ngành trong Danh mục khi chứa đựng phần lớn kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mỗi ngành đó.
Phân loại, sắp xếp ngành đào tạo vào lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học?
Việc phân loại, sắp xếp ngành đào tạo vào lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học quy định cụ thể như sau:
- Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một lĩnh vực cụ thể trong Danh mục (không phải lĩnh vực “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong lĩnh vực đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành thuộc lĩnh vực lớn hơn so với các ngành thuộc lĩnh vực khác.
- Một ngành đào tạo được phân loại và sắp xếp vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục (không phải nhóm ngành “Khác”) khi có cùng nguồn gốc với các ngành trong nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành trong nhóm ngành lớn hơn so với các ngành thuộc nhóm ngành khác.
- Trong trường hợp đặc biệt, một ngành đào tạo mang tính liên ngành có thể được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khi có nguồn gốc phát triển từ lai ghép một số ngành thuộc các nhóm ngành đó, đồng thời có phần chung về kiến thức và kỹ năng chuyên môn với các ngành đó tương đương nhau.
- Các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm a khoản này được xếp vào lĩnh vực “Khác” trong Danh mục; các ngành không đáp ứng yêu cầu tại điểm b, c khoản này được xếp vào nhóm ngành “Khác” của lĩnh vực phù hợp.
Theo đó, đối với câu hỏi của bạn thì việc tiêu chí để phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được quy định rằng việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục phải dựa trên việc xác định nguồn gốc phát triển, đối sánh khối lượng và nội dung kiến thức và kỹ năng chuyên môn, dựa vào quy định trong chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành ở trình độ tương ứng (nếu có) và đặc điểm chung, phổ quát của các chương trình đào tạo đang được thực hiện tại các cơ sở đào tạo khác (nếu chưa có chuẩn chương trình đào tạo của ngành, nhóm ngành tương ứng).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về việc phân loại, sắp xếp chương trình và ngành đào tạo theo Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học. Trân trọng!
Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?