Tiêu chí nhận diện 'báo hóa' trang thông tin điện tử tổng hợp, 'báo hóa' mạng xã hội theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022?
- Hình thức để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
- Quy định về nội dung để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
- Kỹ thuật để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội như thế nào?
- Hoạt động để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội như thế nào?
- Quy định về nhân sự để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
Hình thức để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
Đối với quy định về hình thức để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội thì tại tiểu mục 1 Mục III Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cụ thể như sau:
- Hình thức trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí.
- Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily...
- Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn...
- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi...).
- Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí... và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip... như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.
- Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Tòa soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên... như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”.
Tiêu chí nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022? (Hình từ Internet)
Quy định về nội dung để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về nội dung để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội cụ thể như sau:
- Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV).
- Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo.
Kỹ thuật để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội như thế nào?
Về kỹ thuật để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội thì tại tiểu mục 3 Mục III Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cụ thể như sau:
- Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa nguồn tin.
- Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi là nguồn tin, bài.
- Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải).
Hoạt động để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội như thế nào?
Đối với quy định về hoạt động để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội thì tại tiểu mục 4 Mục III Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định cụ thể rằng:
Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp.
Quy định về nhân sự để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội?
Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục III Tiêu chí nhận diện "báo hóa" tạp chí, "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội và biểu hiện "tư nhân hóa" báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 quy định về nhân sự để nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội cụ thể như sau:
- Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí.
- Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp đồng làm phóng viên.
Như vậy, để nhận diện được "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội thì dựa vào những quy định như trên.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về nhận diện "báo hóa" trang thông tin điện tử tổng hợp, "báo hóa" mạng xã hội. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?