Tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
- Điều kiện để được thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?
- Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất thế nào?
Tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT quy định có 3 tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
- Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ:
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước gồm: khuyến nông; nghiên cứu chiến lược, chính sách; thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; thông tin, nghiên cứu khoa học và công nghệ, lý luận, nghiệp vụ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, cán bộ quản lý; phát triển nguồn nhân lực, chính sách công và phát triển nông thôn; nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thống kê, dự báo, thư viện và các hoạt động sự nghiệp công phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT.
Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
- Phân loại theo mức tự chủ tài chính:
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Việc xác định mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và quy định pháp luật có liên quan.
Tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào? (Hình từ internet)
Điều kiện để được thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì điều kiện để được thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp gồm có như sau:
- Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
- Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập các đơn vị này thì số lượng người làm việc là viên chức tối thiểu được xác định theo Đề án thành lập. Đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp thì số lượng người làm việc tối thiểu bao gồm viên chức và người làm chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ hợp đồng lao động.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài thì số lượng người làm việc do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực nông nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập
...
3. Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập, hợp nhất:
a) Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị;
b) Trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau sáp nhập, hợp nhất như sau:
- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của đơn vị;
- Trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 08/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 20/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?