Tiết kiệm được 133.326.000 đồng/năm khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập, tư thục?
Tiết kiệm được 133.326.000 đồng/năm khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập, tư thục?
Tiểu mục 1 Mục II Phần II Phương án kèm theo Quyết định 793/QĐ-TTg năm 2022 quy định về nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục như sau:
“1. Quy định về thủ tục hành chính
a) Thủ tục hành chính 1: Thành lập trường trung học công lập hoặc hoặc cho phép thành lập trường trung học tư thục (gồm: Thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục (1.004442); thành lập trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục (1.006388)
- Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: + Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này. + Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.
+ Mẫu hóa Quyết định thành lập trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học phổ thông hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học phổ thông theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.
+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.
+ Quy định thẩm định các điều kiện thành lập trường tại hồ sơ, không thẩm định thực tế.
Lý do: Hồ sơ và yêu cầu điều kiện để được thành lập trường là các giấy tờ, tài liệu, văn bản. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thành lập chỉ cần thẩm định tại hồ sơ. Đồng thời, theo yêu cầu của Chính phủ: tăng cường triển khai thủ tục hành chính theo phương thức dịch vụ công trực. Vì vậy, việc thẩm định thực tế chỉ cần quy định tại thủ tục cho phép cơ sở giáo dục hoạt động, không quy định tại thủ tục thành lập trường.
- Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a, b, c. khoản 3 Điều 26 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP.
- Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa: + Chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 479.973.600 đồng/năm. + Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 346.647.600 đồng/năm. + Chi phí tiết kiệm: 133.326.000 đồng/năm. + Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27,77%.”
Theo đó, sẽ tiết kiệm được 133.326.000 đồng/năm khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục.
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
Tiểu mục 1 Mục II Phần II Phương án kèm theo Quyết định 793/QĐ-TTg năm 2022 quy định về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cho phép trường trung học hoạt động giáo dục theo đó:
“b) Thủ tục hành chính 2: Cho phép trường trung học hoạt động giáo dục (gồm: Cho phép trường trung học cơ sở hoạt động giáo dục (1.004444) và Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục (1.005074)
- Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: +Mẫu hóa Tờ trình theo Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này.
+ Mẫu hoá Quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.
+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.
+ Bỏ thành phần hồ sơ: Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.
Lý do: Thành phần hồ sơ này là kết quả của một TTHC khác, vì vậy không cần thiết phải yêu cầu cá nhân/tổ chức cung cấp quyết định thành lập. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận thì Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, là cơ quan tham mưu UBND cấp huyện về quản lý giáo dục nên biết việc thành lập/cho phép thành lập trường trung học cơ sở. Đối với UBND cấp tỉnh thì Sở GDĐT là cơ quan chuyên môn, tham mưu quản lý về giáo dục nên phải biết việc thành lập/cho phép thành lập trường trung học phổ thông.
- Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 2, điểm a, c khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 của Nghị định 135/2018/NĐ-CP.
- Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 232.876.080 đồng/năm.
. + Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa 159.991.200 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 72.884.880 đồng/năm.
+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,29%”
Theo đó, sẽ tiết kiệm được 72.884.880 đồng/năm khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục cho phép trường trung học hoạt động giáo dục.
Tiết kiệm được 133.326.000 đồng/năm khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập, tư thục? (Hình từ internet)
Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung học?
Tiểu mục 1 Mục II Phần II Phương án kèm theo Quyết định 793/QĐ-TTg năm 2022 quy định về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung học như sau:
“c) Thủ tục hành chính 3: Sáp nhập, chia, tách trường trung học (gồm: Sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở (2.001809) và Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông (1.005070)
- Nội dung cắt giảm, đơn giản hóa: +Mẫu hóa Tờ trình Mẫu số 01 Phụ lục II Phương án này. + Mẫu hóa Đề án theo Mẫu số 02 Phụ lục II Phương án này.
+ Mẫu hóa Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học cơ sở tư thục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Quyết định sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông công lập hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03 Phụ lục II Phương án này.
+ Bổ sung hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến.
Lý do: Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí tuân thủ TTHC.
- Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 Điều 29 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 của Nghị định số 135/2018/NĐ-CP.
- Lợi ích phương án cắt giảm, đơn giản hóa:
+ Chi phí tuân thủ quy định trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 136.288.800 đồng/năm.
+ Chi phí tuân thủ quy định sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 97.770.400 đồng/năm.
+ Chi phí tiết kiệm: 38.516.400 đồng/năm. + Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,260%.”
Khi cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục thành lập trường trung học công lập hoặc cho phép thành lập trường trung học cơ sở tư thục thì sẽ tiết kiếm được khoảng chi phí là 133.326.000 đồng/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?