Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như sau:
(1) Người nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp có căn cứ cho rằng người được họ đại diện là nạn nhân thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất trình báo về việc bị mua bán. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, cơ quan, tổ chức tiếp nhận trình báo có trách nhiệm đưa ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận thực hiện việc hỗ trợ theo quy định tại Chương V của Luật này.
(2) Khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện thực hiện ngay việc tiếp nhận, hỗ trợ và chậm nhất là 03 ngày phải chủ trì phối hợp với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện) xác minh thông tin ban đầu.
Sau khi xác minh thông tin ban đầu, nếu chưa có giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 thì cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Công an cấp huyện tiến hành xác minh nạn nhân.
(3) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện, Công an cấp huyện có trách nhiệm xác minh nạn nhân và trả lời bằng văn bản cho cơ quan đã đề nghị.
Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh nạn nhân không quá 02 tháng; trường hợp chưa thể xác định được nạn nhân trong thời hạn 02 tháng thì thời hạn xác minh có thể kéo dài thêm, nhưng tổng thời hạn xác minh không quá 04 tháng.
(4) Ngay sau khi có kết quả xác minh hoặc hết thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Công an cấp huyện phải cấp một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
(5) Sau khi tiếp nhận, cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân theo quy định tại Chương V Luật Phòng, chống mua bán người 2024. Trường hợp họ có nguyện vọng trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí đi lại; nếu cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý hoặc chưa xác định được nơi cư trú mà có nguyện vọng được lưu trú thì cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện chuyển giao cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trẻ em thì cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú, trường hợp không có nơi nương tựa hoặc có căn cứ cho rằng họ có thể gặp nguy hiểm khi đưa về nơi người thân thích cư trú thì chuyển giao cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
(6) Chính phủ quy định chi tiết Điều 27 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu từ nạn mua bán người ra sao?
Căn cứ Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu từ nạn mua bán người như sau:
- Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đã giải cứu nạn nhân tiến hành sơ cứu, cấp cứu nếu họ bị thương tích, tổn hại sức khỏe, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ phiên dịch và đưa ngay người đó đến cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện gần nơi họ được giải cứu.
Cơ quan giải cứu có trách nhiệm xác minh, cấp giấy xác nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 cho người được giải cứu; trường hợp chưa có đủ căn cứ xác định nạn nhân thì sau khi tiếp nhận, cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện đề nghị Công an cấp huyện tiến hành xác minh nạn nhân; thời hạn xác minh và cấp giấy xác nhận được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
- Sau khi tiếp nhận, cơ quan chuyên môn về lao động - thương binh và xã hội cấp huyện thực hiện việc hỗ trợ đối với người được giải cứu theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 và Chương V của Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều 28 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.
Nguyên tắc phòng, chống mua bán người ra sao?
Căn cứ Điều 4 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về nguyên tắc phòng, chống mua bán người như sau:
- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; lấy nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân làm trung tâm; bảo đảm bình đẳng giới.
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa mua bán người; phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống mua bán người 2024.
- Giải cứu, tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân kịp thời, chính xác; giữ bí mật thông tin và không xúc phạm, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.
- Bảo đảm nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân được sử dụng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được và được hưởng chế độ hỗ trợ phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của họ trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, đặc điểm cá nhân của họ.
- Tùy từng trường hợp cụ thể và theo quy định của pháp luật có liên quan, nạn nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là hệ quả trực tiếp của hành vi mua bán người có thể không bị xử lý hành chính hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi này.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp liên ngành, chủ động, tích cực tham gia các tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?