Tiền lương hưu giáo viên 2024 tăng với những đối tượng giáo viên cụ thể nào khi thực hiện cải cách tiền lương?
Tiền lương hưu giáo viên 2024 tăng với những đối tượng giáo viên cụ thể nào khi thực hiện cải cách tiền lương?
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo đó, về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu phải tăng 15%.
Như vậy, theo phát biểu của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH thì khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì lương hưu của cán bộ công chức, viên chức có thể sẽ tăng 15%. Do đó, đối với lương hưu giáo viên 2024 có thể sẽ được tăng 15% đối với những đối tượng giáo viên các cấp là viên chức khu vực công.
Tiền lương hưu giáo viên 2024 tăng với những đối tượng giáo viên cụ thể nào khi thực hiện cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Lương giáo viên khu vực công cải cách tiền lương 2024 có thêm hai khoản phụ cấp mới nào?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 xuất hiện hai 02 khoản phụ cấp mới sau:
(1) Phụ cấp theo nghề trên cơ sở gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Khoản phụ cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
(2) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên cơ sở gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, có thể thấy bảng lương giáo viên khu vực công thực hiện cải cách tiền lương 2024 sẽ xuất hiện hai khoản phụ cấp mới là phụ cấp theo nghề và phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì hai khoản phụ cấp trên được xem như mới về "tên gọi" vì sự xuất hiện mới của hai khoản phụ cấp là dựa trên việc gộp các khoản phụ cấp cũ hiện có. Việc thực hiện chi tiết hai khoản phụ cấp mới này khi cải cách tiền lương cần phải đợi văn bản hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.
Lương giáo viên 2024 khi cải cách tiền lương tăng được tăng cụ thể bao nhiêu?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Một điểm đáng chú ý nữa là từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm công chức, viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Như vậy, thực hiện cải cách tiền lương 2024, tiền lương giáo viên bình quân chung dự kiến tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp). Từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm giáo viên vẫn được tăng lương thêm 7%.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác, bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Lưu ý: Trên đây là mức tăng tiền lương đối với giáo viên khu vực công (giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập). Đối với giáo viên tại khu vực tư thực hiện hưởng lương theo hợp đồng lao động thì tiền lương thực hiện theo lương tối thiểu vùng mà dự kiến từ 01/7/2024 thì mức lương tối thiểu vùng cũng dự kiến tăng theo phương án mới nhất đã được Hội đồng tiền lương quốc gia thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?