Tiến hành điều tra lao động, tiền lương tại 3400 doanh nghiệp
Điều tra tiền lương tại 3400 doanh nghiệp thuộc 18 tỉnh thành
Cụ thể, Bộ LĐTBXH sẽ tiến hành điều tra về tình hình doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu vùng gần nhất; tác động về chi phí của doanh nghiệp; mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.
Mức tiền lương bình quân, tiền lương làm thêm giờ, kết cấu tiền lương, mức lương thấp nhất của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2023, năm 2024.
Theo kế hoạch, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp với 6.800 người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp này ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.
Cụ thể gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng (TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc); vùng Đông Bắc (Quảng Ninh); vùng Tây Bắc (Hòa Bình); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An); Duyên hải Nam Trung Bộ (TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa); Tây Nguyên (Đắk Lắk); Đông Nam Bộ (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, TP. Cần Thơ).
Trong đó, 2 địa phương có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là: TP. Hà Nội: 700 doanh nghiệp và TP. HCM: 800 doanh nghiệp.
Hằng năm, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia
Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH.
Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Mỗi năm Hội đồng tiền lương quốc gia đều nhóm họp để tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Gần nhất, Hội đồng tiền lương Quốc gia tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 74/2024. Theo đó, từ 1/7, lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6% so với mức năm 2023.
Theo Nghị định, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là:
Vùng I là 4,96 triệu đồng/tháng.
Vùng II là 4,41 triệu đồng/tháng.
Vùng III là 3,86 triệu đồng/tháng.
Vùng IV là 3,45 triệu đồng/tháng.
Mục đích của cuộc điều tra này nhằm thu thập thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2025.
Đồng thời, phục vụ công tác quản lý, công bố định kỳ mức tiền lương bình quân trên thị trường lao động để doanh nghiệp, người lao động tham khảo để thương lượng tiền lương.
Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tien-hanh-dieu-tra-lao-dong-tien-luong-tai-3400-doanh-nghiep-11924081214474692.htm

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 3 4 2025? Con số may mắn thu tài hút lộc cho 12 cung hoàng đạo 3 4 2025?
- Viên chức bị xử lý kỷ luật và đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ thì ảnh hưởng như nào đến chế độ tiền lương?
- Phương án cung cấp điện cho trường hợp hệ thống điện quốc gia thiếu điện năng tại địa phương trong tháng tới được quy định ra sao?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
- 3+ Nghị luận xã hội về ước mơ hoài bão? Lập dàn ý? Quan điểm xây dựng chương trình Môn Ngữ Văn hiện nay như thế nào?