Thương binh hạng 3/4 là gì? Có phải thương binh hạng 3/4 được xếp hạng thương tật trong thương binh 4 hạng không?
Khái niệm thương binh là gì?
Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;
- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;
- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;
- Làm nghĩa vụ quốc tế;
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;
- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;
- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;
- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Như vậy, thương binh là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh”.
Thương binh hạng 3/4 là gì? Có phải thương binh hạng 3/4 được xếp hạng thương tật trong thương binh 4 hạng không? (Hình từ internet)
Khái niệm thương binh hạng 3/4 là gì?
Hiện hành, không có quy định về xếp thương tật của thương binh, tuy nhiên, tham khảo nội dung của Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định như sau:
Tại Điều 6 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định thương binh được xếp thương tật theo 4 hạng:
- Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động do thương tật; mất hoàn toàn khả năng lao động, cần có người phục vụ.
- Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động do thương tật: mất phần lớn khả năng lao động, còn tự phục vụ được.
- Hạng 3: Mất từ 41% đến 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
- Hạng 4: Mất từ 21% đến 40% sức lao động do thương tật: giảm nhẹ khả năng lao động.
Do đó, có thể hiểu, thương binh hạng 3/4 là thương binh mất từ 41% - 60% sức lao động do thương tật: mất khả năng lao động ở mức trung bình.
Mức trợ cấp thương binh 3/4 là bao nhiêu?
Đối chiếu với Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP, trợ cấp hằng tháng của thương binh 3/4 dao động từ 2.135.000 đồng/tháng - 3.124.000 đồng/tháng. Cụ thể:
STT | Tỷ lệ tổn thương cơ thể | Mức hưởng trợ cấp | STT | Tỷ lệ tổn thương cơ thể | Mức hưởng trợ cấp |
1 | 21% | 1.094.000 | 21 | 41% | 2.135.000 |
2 | 22% | 1.147.000 | 22 | 42% | 2.186.000 |
3 | 23% | 1.196.000 | 23 | 43% | 2.236.000 |
4 | 24% | 1.249.000 | 24 | 44% | 2.291.000 |
5 | 25% | 1.302.000 | 25 | 45% | 2.343.000 |
6 | 26% | 1.353.000 | 26 | 46% | 2.395.000 |
7 | 27% | 1.404.000 | 27 | 47% | 2.446.000 |
8 | 28% | 1.459.000 | 28 | 48% | 2.498.000 |
9 | 29% | 1.508.000 | 29 | 49% | 2.552.000 |
10 | 30% | 1.562.000 | 30 | 50% | 2.602.000 |
11 | 31% | 1.613.000 | 31 | 51% | 2.656.000 |
12 | 32% | 1.667.000 | 32 | 52% | 2.708.000 |
13 | 33% | 1.718.000 | 33 | 53% | 2.758.000 |
14 | 34% | 1.770.000 | 34 | 54% | 2.811.000 |
15 | 35% | 1.824.000 | 35 | 55% | 2.864.000 |
16 | 36% | 1.874.000 | 36 | 56% | 2.917.000 |
17 | 37% | 1.924.000 | 37 | 57% | 2.966.000 |
18 | 38% | 1.980.000 | 38 | 58% | 3.020.000 |
19 | 39% | 2.032.000 | 39 | 59% | 3.073.000 |
20 | 40% | 2.082.000 | 40 | 60% | 3.124.000 |
41 | 61% | 3.174.000 | 61 | 81% | 4.216.000 |
42 | 62% | 3.229.000 | 62 | 82% | 4.270.000 |
43 | 63% | 3.278.000 | 63 | 83% | 4.322.000 |
44 | 64% | 3.332.000 | 64 | 84% | 4.372.000 |
45 | 65% | 3.383.000 | 65 | 85% | 4.426.000 |
46 | 66% | 3.437.000 | 66 | 86% | 4.476.000 |
47 | 67% | 3.488.000 | 67 | 87% | 4.527.000 |
48 | 68% | 3.541.000 | 68 | 88% | 4.580.000 |
49 | 69% | 3.593.000 | 69 | 89% | 4.635.000 |
50 | 70% | 3.644.000 | 70 | 90% | 4.688.000 |
51 | 71% | 3.694.000 | 71 | 91% | 4.737.000 |
52 | 72% | 3.748.000 | 72 | 92% | 4.788.000 |
53 | 73% | 3.803.000 | 73 | 93% | 4.842.000 |
54 | 74% | 3.853.000 | 74 | 94% | 4.891.000 |
55 | 75% | 3.906.000 | 75 | 95% | 4.947.000 |
56 | 76% | 3.957.000 | 76 | 96% | 4.998.000 |
57 | 77% | 4.009.000 | 77 | 97% | 5.048.000 |
58 | 78% | 4.059.000 | 78 | 98% | 5.102.000 |
59 | 79% | 4.112.000 | 79 | 99% | 5.154.000 |
60 | 80% | 4.164.000 | 80 | 100% | 5.207.000 |
Tải về Phụ lục II
Từ quy định trên cho thấy rằng, tùy vào tỷ lệ thương tật mà thương binh hạng 3/4 nhận mức trợ cấp hàng tháng khác nhau, thấp nhất là 2.135.000 đồng/tháng và cao nhất là 3.124.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, thương binh hạng 3/4 còn được hưởng các chế độ khác theo Điều 24 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như:
- Được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế và được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe 02 năm 01 lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
- Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở.
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Ưu tiên giao/thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng.
- Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh.
- Miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn/giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?