Thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính như thế nào?
- Thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính như thế nào?
- Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thế nào?
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như thế nào?
Thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Công văn 8006/BTC-NSNN năm 2023, Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
Đối với nội dung hướng dẫn xử lý tài sản, trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp:
Tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục cũng như trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành, cơ quan trung ương; cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp được giao quản lý, sử dụng nhà, đất, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý tài sản công trong việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
Vì vậy, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương căn cứ quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP và Nghị định 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có) để thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được quy định như sau:
- Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách và dự kiến phương án xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý kèm theo đề án.
Các Bộ, cơ quan trung ương có đơn vị trực thuộc trên địa bàn đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp lập danh sách và dự kiến phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công thuộc phạm vi quản lý, trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở để thực hiện sắp xếp, quản lý, sử dụng theo nhu cầu của địa phương.
- Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng đơn vị hành chính có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
- Việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
- Chính quyền địa phương các cấp chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế của địa phương.
Thực hiện sắp xếp trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Tài chính như thế nào? (Hình từ internet)
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
- Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm).
Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
- Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?