Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
- Thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
- Những quan điểm nào được đề ra tại Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030?
- Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 là gì?
Thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?
Vào chiều 09/11/2023 Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, ngày 23/11/2023, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết 103/2023/QH15 đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, liên quan đến vấn đề thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được chỉ đạo như sau:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoàn thiện việc biên soạn các bộ sách giáo khoa còn lại đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
Xây dựng văn hóa học đường, ngăn chặn có hiệu quả bạo lực học đường; thực hiện tự chủ đại học thực chất, nâng cao chất lượng giáo dục đại học; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập; bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.
Tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương ban hành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thực hiện các giải pháp đột phá phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên bố trí nguồn lực cho đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với những ngành, lĩnh vực mới nổi, trong đó tập trung đào tạo 50.000 - 100.000 nhân lực chất lượng cao cho ngành nghiên cứu và sản xuất chip bán dẫn đến năm 2025 và năm 2030.
Thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Internet)
Những quan điểm nào được đề ra tại Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030?
Căn cứ theo Quyết định 2239/QĐ-TTg năm 2021 thì Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 có những quan điểm sau:
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, chú trọng cả quy mô, cơ cấu, chất lượng đào tạo; quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành, nghề đào tạo đạt trình độ tương đương với khu vực và thế giới.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
- Nhà nước có chính sách từng bước phổ cập nghề cho thanh niên; ưu tiên phân bổ ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp trong ngân sách giáo dục - đào tạo và trong các chương trình, dự án của ngành, địa phương; tăng cường xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp ở những địa bàn, ngành, nghề phù hợp.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người dân; được chú trọng trong các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển ngành, địa phương.
Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 là gì?
Căn cứ Quyết định 2239/QĐ-TTg năm 2021 thì Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 có mục tiêu đến 2025 như sau:
Bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
- Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động.
- Tỷ lệ lao động là người dân tộc thiểu số qua đào tạo nghề nghiệp đạt 45%.
- Tỷ lệ lao động là người khuyết tật còn khả năng lao động được học nghề phù hợp đạt 35%.
- Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%.
- Ít nhất 30% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 50% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
- Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
- Phấn đấu khoảng 80% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.
- Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao, trong đó: 03 trường thực hiện chức năng trung tâm quốc gia đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 06 trường thực hiện chức năng trung tâm vùng đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; khoảng 150 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 05 -10 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?