Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc mới nhất được thực hiện như thế nào?
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc mới nhất được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
+ Đối với các trường hợp mà việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội hoặc nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Nộp hồ sơ yêu cầu cho Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan (cơ quan đã ra quyết định bắt buộc chuyển giao).
+ Đối với các trường hợp khác: nộp 01 bộ hồ sơ yêu đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không có căn cứ xác đáng):
+ Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối (có nêu rõ lý do) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến;
+ Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc.
+ Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc.
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc mới nhất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc
1. Việc chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đã ra quyết định bắt buộc chuyển giao, quyết định.
2. Yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
b) Tài liệu chứng minh căn cứ dẫn đến việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện, đồng thời việc chấm dứt sử dụng sáng chế không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
c) Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
d) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ).
3. Thủ tục tiếp nhận, xử lý yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quy định bắt buộc và ra quyết định chấm dứt được thực hiện như đối với thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ hồ sơ yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc bao gồm:
- Văn bản yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc;
- Tài liệu chứng minh căn cứ dẫn đến việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện, đồng thời việc chấm dứt sử dụng sáng chế không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc;
- Văn bản uỷ quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Số lượng hồ sơ yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc: 01 bộ
Yêu cầu thực hiện chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ yêu cầu thực hiện chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc như sau:
- Căn cứ dẫn đến việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện;
- Việc chấm dứt sử dụng sáng chế không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?