Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất 2023 được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” mới nhất gồm những gì?
- Đối tượng nào được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”?
- Đối tượng nào không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”?
Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-TTCP năm 2023 quy định thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” mới nhất được thực hiện như sau:
- Bước 1: Lập hồ sơ, đề nghị xét tặng kỷ niệm chương
+ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm lập hồ sơ, đề nghị xét tặng kỷ niệm chương cho các cá nhân đủ điều kiện.
+ Gửi công văn kèm theo danh sách đề nghị xét tặng kỷ niệm chương về Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra Chính phủ trước ngày 01/9 hằng năm.
- Bước 2: Tổng hợp hồ sơ, đề nghị xét tặng kỷ niệm chương
Vụ tổ chức Cán bộ - Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị tặng kỷ niệm chương để trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành thanh tra thẩm định trước ngày 30/10 hằng năm.
- Bước 3: Rà soát, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng kỷ niệm chương
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Thanh tra có trách nhiệm rà soát, thẩm định hồ sơ và đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng ngành thanh tra xem xét, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xét, quyết định tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
- Bước 4: Ban hành quyết định tặng kỷ niệm chương
Tổng Thanh tra Chính phủ ký quyết định tặng kỷ niệm chương cho cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn và tổ chức trao tặng vào đợt kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11 hàng năm).
Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp đến Vụ Tổ chức cán bộ của Thanh tra Chính phủ hoặc gửi theo đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Từ 01/9 đến 30/10 hàng năm.
Thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Thanh tra mới nhất 2023 được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” mới nhất gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-TTCP năm 2023 quy định hồ sơ xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” mới nhất gồm:
- Công văn đề nghị xét tặng kỷ niệm chương;
- Danh sách trích ngang;
- Bản tóm tắt quá trình công tác;
- Bản sao các quyết định khen thưởng và hồ sơ liên quan có xác nhận của cơ quan quản lý (nếu có) đối với các trường hợp ưu tiên xét tặng.
- Báo cáo thành tích, sáng kiến, công trình khoa học đối với các trường hợp được xét tặng thuộc các trường hợp khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Đối tượng nào được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”?
Căn cứ theo Mục 8 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 457/QĐ-TTCP năm 2023 có nêu rõ đối tượng thực hiện thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra” bao gồm:
Cá nhân công tác trong các cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp và cá nhân khác, bao gồm:
- Cá nhân có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam, gồm:
+ Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các đoàn thể chính trị, xã hội ở trung ương;
+ Lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ;
+ Bí thư, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc, lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bí thư, Phó bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
+ Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương.
- Cá nhân là người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành Thanh tra Việt Nam.
- Các trường hợp khác theo đề nghị của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Thanh tra.
Đối tượng nào không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2017/TT- TTCP có nêu rõ như sau:
Đối tượng không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương
1. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với các cá nhân đã bị buộc thôi việc hoặc bị tước quân tịch, tước danh hiệu Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Chưa xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật; người đang chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên; người đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc bị kết án, đang chấp hành bản án hình sự.
Thời gian thi hành kỷ luật, thời gian chấp hành bản án hình sự, bao gồm cả thời gian chưa được xóa kỷ luật hoặc xóa án tích không được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương.
Theo đó, các đối tượng theo quy định trên sẽ thuộc trường hợp không hoặc chưa được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thanh tra”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?