Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về nước học tập tại TP. Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước học tập tại Hà Nội như thế nào?
- Điều kiện để học sinh Việt Nam từ nước ngoài về nước học tập được quy định thế nào?
- Hồ sơ để học sinh Việt Nam từ nước ngoài trở về học tập tại Việt Nam gồm những gì?
- Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về học tập như thế nào?
Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước học tập tại Hà Nội như thế nào?
Ngày 11/5/2022 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1543/QĐ-UBND về việc công bố danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực giáo dục trung học thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
Tại mục 2 Phần A và mục 2 Phần B Chương I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1543/QĐ-UBND quy định về công bố thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước như sau:
- Tiếp nhận học sinh trung học phổ thông Việt Nam về nước:
+ Thẩm quyền giải quyết: Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
+ Địa điểm thực hiện: Bộ phận Một cửa của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại địa chỉ số 23A Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Cách thức thực hiện: nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.
- Tiếp nhận học sinh trung học cơ sở Việt Nam về nước:
+ Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện
+ Địa điểm thực hiện: Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện
+ Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công.
Theo đó, thẩm quyền quyết định tiếp nhận học sinh trung học phổ thông Việt Nam về nược thuộc về Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội. Ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ có thẩm quyền tiếp nhận học sinh trung học cơ sở Việt Nam về nước.
Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về nước học tập tại TP. Hà Nội hiện nay như thế nào?
Điều kiện để học sinh Việt Nam từ nước ngoài về nước học tập được quy định thế nào?
Theo Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) quy định về điều kiện văn bằng như sau:
“Điều 8. Điều kiện văn bằng.
1. Trung học cơ sở.
Học sinh vào học tại trường trung học cơ sở phải có học bạ hoặc giấy xác nhận kết quả học tập các lớp học trước đó, cùng với xác nhận của nhà trường về việc được chuyển lên lớp học trên.
2. Trung học phổ thông.
Học sinh vào học tại trường trung học phổ thông phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở tương đương bằng tốt nghiệp trung học cơ sở của Việt Nam.
3. Học sinh đã học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc học đã học ở Việt Nam.”
Theo đó, để được học tại Việt Nam thì học sinh là người Việt Nam trở về từ nước ngoài phải đáp ứng được điều kiện về văn bằng phù hợp với từng cấp bậc học tập tại Việt Nam.
Theo Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) quy định điều kiện về tuổi và chương trình học tập đối với học sinh Việt Nam trở về từ nước ngoài như sau:
“Điều 9. Điều kiện về tuổi và chương trình học tập.
1. Học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước năm xin học được gia hạn thêm 03 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học.
2. Chương trình học tập:
a) Chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn học thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Với những môn học thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam.
b) Những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó.
c) Học sinh muốn vào học trường trung học chuyên biệt (phổ thông dân tộc nội trú, trường chuyên, trường năng khiếu) thực hiện theo quy chế của trường chuyên biệt đó.”
Như vậy, học sinh Việt Nam trở về từ nước ngoài sẽ được gia hạn thêm 03 tuổi so với tuổi quy định của từng cấp học. Về chương trình học tập ở nươc ngoài thì phải có nội dung tương đương với ở Việt Nam đối với các môn tự nhiên. Họ sinh phải học thêm kiến thức các môn khoa học xã hội để phù hợp với chương trình giáo dục Việt Nam.
Hồ sơ để học sinh Việt Nam từ nước ngoài trở về học tập tại Việt Nam gồm những gì?
Theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) quy định về hồ sơ học sinh như sau:
“Điều 10. Hồ sơ học sinh.
1. Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.
2. Hồ sơ học tập gồm:
a) Học bạ hoặc giấy xác nhận của nhà trường về kết quả học tập các lớp học trước đó (bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực).
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt).
c) Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).
d) Bản sao giấy khai sinh, kể cả học sinh được sinh ra ở nước ngoài.”
Theo đó, Quý phụ huynh cần chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ thành phần kể trên để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam ở nước ngoài trở về học tập như thế nào?
Theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT quy định về thủ tục tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước như sau:
“Điều 11. Thủ tục tiếp nhận.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông), Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.
2. Đối với các học sinh quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Quy định này thì nhà trường tổ chức kiểm tra trình độ học sinh. Với những môn học không có theo chương trình giáo dục của Việt Nam, yêu cầu học sinh phải hoàn thành nội dung của môn học đó và có kiểm tra sau khóa học.”
Trên đây là những quy định về việc tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước học tập tại Hà Nôi. Quý phụ huynh và các bạn học sinh lưu ý để thực hiện thủ tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?