Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
- Hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm những gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
- Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện thế nào?
Hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm những gì?
Theo điểm 1.3 khoản 1 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022, hồ sơ đề nghị thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp;
- Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất để xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kèm theo bản sao biên lai (nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất) hoặc minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định;
- Bản sao hợp đồng thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ đối với trường hợp thuê cơ sở vật chất gắn liền với đất và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của bên cho thuê;
- Bản sao văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc văn bản phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hoặc văn bản phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản kèm theo văn bản thẩm định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản.
- Đề án thành lập phân hiệu của trường trung cấp.
Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra sao?
Ai có thẩm quyền quyết định thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP về thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:
Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.
Như vậy, theo nội dung được trích dẫn nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1 tiểu mục II Mục A Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 445/QĐ-LĐTBXH năm 2022. Thủ tục thành lập phân hiệu trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thực hiện với những nội dung sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu
Trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường trung cấp tư thục trên địa bàn đề nghị thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường lập hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 2: Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(2) Cách thức thực hiện
Gửi hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp.
(3) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
(4) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường trung cấp tư thục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(5) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Quyết định thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp.
(7) Lệ phí: Không.
(8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường trung cấp tối thiểu bằng 25% diện tích đất sử dụng tối thiểu và vốn đầu tư thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP và khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 24/2022/NĐ-CP).
- Địa điểm phân hiệu đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường trung cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?