Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 như thế nào?
Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định:
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 2: Gửi hồ sơ lấy ý kiến:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương để lấy ý kiến;
- Bước 3: Gửi ý kiến góp ý:
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 4: Tổ chức họp Hội đồng thẩm định:
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương tổ chức họp Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương;
- Bước 5: Hoàn chỉnh hồ sơ và trình phê duyệt:
Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất, cơ quan có chức năng quản lý đất đai thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương để trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thông qua trước khi Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương từ 1/8/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương không phải lập quy hoạch cấp tỉnh bao gồm nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
Nội dung kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp không phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh quy định tại khoản 5 Điều 65 Luật Đất đai 2024, bao gồm:
(1) Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất 05 năm trước, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất thành phố trực thuộc trung ương kỳ trước theo các loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP;
(2) Phân tích mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng trong thời kỳ kế hoạch; căn cứ quy hoạch chung của thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, kế hoạch đầu tư công trung hạn, khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư để xác định chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ kế hoạch;
(3) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương đối với loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 và các Điều 4, 5 và 6 Nghị định 102/2024/NĐ-CP đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(4) Xác định diện tích cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 thực hiện trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(5) Xác định diện tích khu vực lấn biển trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(6) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời kỳ kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
(7) Xây dựng bản đồ chuyên đề: đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
(8) Xây dựng báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương;
(9) Bộ sản phẩm kế hoạch sử dụng đất 05 năm của thành phố trực thuộc trung ương gồm: báo cáo thuyết minh, dữ liệu kế hoạch sử dụng đất 05 năm.
Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 111 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Như vậy, Nghị định 102/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?