Thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Trình tự phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao?
- Đối tượng, cơ quan giải quyết thực hiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ NN&PTNT trong lĩnh vực lâm nghiệp ra sao?
Trình tự phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định trình tự phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT như sau:
- Bước 1. Công tác chuẩn bị
Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng đề cương và lập kế hoạch điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; xây dựng và ban hành các biện pháp kỹ thuật thực hiện; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập dữ liệu điều tra, đánh giá rừng chu kỳ trước; thiết kế hệ thống chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên bản đồ; giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng.
- Bước 2. Điều tra thực địa
Tổng cục Lâm nghiệp thiết lập chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên chùm ô và ô định vị; điều tra bổ sung xây dựng bản đồ trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa.
- Bước 3. Xử lý, tính toán nội nghiệp
Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng; lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết các báo cáo kết quả điều tra rừng theo chu kỳ; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chu kỳ.
- Bước 4. Thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
- Bước 5. Trình Bộ trưởng phê duyệt
Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước.
Thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao? (Hình từ Internet)
Thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT ra sao?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định thành phần, số lượng hồ sơ thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT như sau:
- Đề cương điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ;
- Lập kế hoạch điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ;
- Xây dựng các biện pháp kỹ thuật thực hiện;
Đối tượng, cơ quan giải quyết thực hiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục VII Phần 2 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2202/QĐ-BNN-VP năm 2023 quy định đối tượng, cơ quan giải quyết thực hiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước của Bộ NN&PTNT như sau:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Lâm nghiệp.
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ NN&PTNT trong lĩnh vực lâm nghiệp ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ NN&PTNT trong lĩnh vực lâm nghiệp như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
....
12. Về lâm nghiệp
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý rừng; chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trong các loại rừng theo quy định của pháp luật.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh. Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trong rừng theo quy định của pháp luật; chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức điều tra, đánh giá, thu thập bảo quản loài vi sinh vật và nấm đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng để đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
d) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và thương mại lâm sản; xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; quản lý hoạt động cấp chứng chỉ rừng bền vững, định giá rừng theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, điều tra rừng, kiểm kê rừng theo dõi diễn biến rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện quyền nghĩa vụ của thành viên Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.
Theo đó, Bộ NN&PTNT có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?