Thủ tục mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước thay đổi ra sao theo đề án mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Trình tự, thủ tục mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước theo quy định hiện hành ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 42/2016/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục mở sân bay chuyên dùng thực hiện như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Đơn đề nghị mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 42/2016/NĐ-CP;
+ Bản vẽ tổng mặt bằng sân bay, mặt bằng chi tiết khu bay; trong đó thể hiện rõ cốt xây dựng, điểm quy chiếu sân bay, các kích thước, hướng cơ bản của đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và các công trình khác của hạ tầng sân bay; ranh giới khu đất xây dựng sân bay;
+ Thuyết minh mô tả khu vực vùng trời hoạt động của sân bay; phương thức bay; các đường hàng không đi qua sân bay trong bán kính 30 km tính từ điểm quy chiếu sân bay;
+ Bản vẽ bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, thể hiện rõ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang tĩnh không; vị trí và cao độ tất cả chướng ngại vật hàng không trong vùng phụ cận sân bay, trong phạm vi bán kính 10 km tính từ điểm quy chiếu sân bay;
+ Thuyết minh mô tả phương án quản lý, khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường, tổ chức điều hành bay, hiệp đồng thông báo bay;
+ Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận của địa phương về quản lý, sử dụng mặt nước nội địa, ven biển, trên biển; giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(2) Trình tự, thủ tục giải quyết đề nghị:
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định qua hệ thống bưu chính đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, và có văn bản xin ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến tham gia của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước;
Trường hợp, hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước biết để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở sân bay chuyên dùng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về Bộ Tổng Tham mưu;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của Bộ Giao thông vận tải và văn bản trả lời của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tổng Tham mưu ra văn bản chấp thuận mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước;
Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không chấp thuận.
Thay đổi thủ tục mở sân bay chuyên dùng? (Hình ảnh từ Internet)
Thủ tục mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước thay đổi ra sao theo đề án mới nhất của Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 1275/QĐ-TTg năm 2023 thì thủ tục mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước thay đổi như sau:
- Bổ sung cách thức nộp hồ sơ trực tuyến.
- Bãi bỏ thành phần hồ sơ:
+ “Bản vẽ bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, thể hiện rõ mặt cắt dọc, mặt cắt ngang tĩnh không; vị trí và cao độ tất cả chướng ngại vật hàng không trong vùng phụ cận sân bay, trong phạm vi bán kính 10 km tính từ điểm quy chiếu sân bay”.
+ “Thuyết minh mô tả khu vực vùng trời hoạt động của sân bay; phương thức bay; các đường hàng không đi qua sân bay trong bán kính 30 km tính từ điểm quy chiếu sân bay”;
+ “Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giấy chứng nhận của địa phương về quản lý, sử dụng mặt nước nội địa, ven biển, trên biển”;
+ “Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Bổ sung các trường thông tin nêu trên trong mẫu đơn, tờ khai.
- Bãi bỏ yêu cầu, điều kiện “có đội ngũ nhân lực đủ trình độ kỹ thuật vận hành, khai thác sân bay chuyên dùng”.
- Giảm thời gian thẩm định, kiểm tra và ra văn bản xin ý kiến Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ 15 ngày làm việc xuống còn 10 ngày làm việc; giảm thời gian Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc; giảm thời gian giải quyết đề nghị chấp thuận mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.
Phương án trên của Bộ Quốc phòng sẽ được thực hiện trong 2023-2025 thông qua việc sửa đổi Điều 11 Nghị định 42/2016/NĐ-CP.
Sân bay chuyên dùng là gì và bao gồm những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2016/NĐ-CP thì sân bay chuyên dùng được hiểu là khu vực được xác định trên mặt đất, dải mặt nước, công trình nhân tạo sử dụng cho tàu bay, thủy phi cơ, trực thăng hoạt động để phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi mà không phải vận chuyển công cộng.
Theo Điều 5 Nghị định 42/2016/NĐ-CP thì sân bay chuyên dùng được phân thành những loại sau:
+ Sân bay chuyên dùng trên mặt đất;
+ Sân bay chuyên dùng trên mặt nước;
+ Bãi cất, hạ cánh trên mặt đất;
+ Bãi cất, hạ cánh trên mặt nước;
+ Bãi cất, hạ cánh trên các công trình nhân tạo bao gồm: Tòa nhà, boong tàu, nhà giàn, giàn khoan dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?